Người bị thủy đậu rồi có bị lại không? [Giải đáp thắc mắc]
Thủy đậu là một trong những bệnh lý gây ra nhiều khó chịu trong cuộc sống, có liên quan đến virus. Nhiều bệnh nhân sau khi mắc bệnh thường thắc mắc người bị thủy đậu rồi có bị lại không? Một số thông tin dưới đây có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Thắc mắc của bạn đọc: “Em muốn hỏi nếu người bị thủy đậu rồi có bị lại không? Gần đây em có đến thăm nhà người quen. Lúc đó người thân của em có bị thủy đậu, đang bôi thuốc. Trước đây em cũng đã bị thủy đậu rồi nhưng không biết sau này có bị lại không. Em cũng hơi lo lắng về vấn đề này, mong chuyên mục tư vấn về vấn đề này giúp em.
(Nguyễn Hoài – Cần Thơ)
Người bị thủy đậu rồi có bị lại không?
Thủy đậu là bệnh lý có liên quan đến virus varicella – zoster. Đây là loại virus có thể tấn công nhiều lần vào cơ thể bạn, tuy nhiên sự bùng phát thủy đậu thường chỉ xảy ra với bệnh nhân một lần trong suốt cuộc đời.
Tuy nhiên, người mắc bệnh thủy đậu sau khi điều trị nếu như virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể và đi sâu vào các rễ thần kinh thì có nguy cơ virus hoạt động trở lai. Đây không phải là tình trạng thủy đậu tái phát mà là một biến chứng gọi là bệnh zona do virus thủy đậu chưa bị tiêu diệt hoàn toàn tái hoạt động trở lại. Tỉ lệ bùng phát bệnh zona sau khi mắc bệnh thủy đậu khoảng 10 – 20% số trường hợp, dao động tùy theo từng khu vực, độ tuổi.
Thông thường, khi virus gây bệnh thủy đậu tấn công vào cơ thể và có các điều kiện thuận lợi, hệ miễn dịch của bệnh nhân không được khỏe, chúng sẽ trú ngụ và khiến cho bệnh nhân ủ bệnh trong một thời gian từ hơn 1 tuần cho đến 2 tuần. Lúc này bệnh nhân sẽ có các biểu hiện phát ban trên da, có mụn nước. Có thể nhận diện chủ yếu các dấu hiệu thủy đậu ở vùng mặt, vùng ngực của bệnh nhân.
Tùy theo mức độ ảnh hưởng của bệnh, cơ địa và sức khỏe của bệnh nhân mà ảnh hưởng có thể khác nhau. Những ảnh hưởng thường gặp nhất khi bị thủy đậu gồm:
- Xuất hiện nhiễm trùng, thương tổn ngoài da.
- Nếu thủy đậu nặng có thể dẫn đến một số trường hợp bị viêm phổi, viêm khớp, viêm não.
- Một số trường hợp nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng cùng lúc, có nguy cơ tử vong.
- Sau khi điều trị bệnh thủy đậu cũng có thể để lại những ảnh hưởng như có sẹo lõm trên da.
Một số lưu ý cần biết về bệnh thủy đậu
Thủy đậu là bệnh lý có biểu hiện ngoài da nhưng liên quan đến virus, có thể bùng phát nhiều biến chứng. Do đó thủy đậu được đánh giá là một trong những bệnh lý tương đối phức tạp. Chính vì vậy khi mắc bệnh thủy đậu bạn cần nhớ một số lưu ý sau:
- Chú ý tiêm phòng bệnh thủy đậu đối với những trường hợp chưa tiêm phòng thủy đậu trước đây.
- Đối với những trường hợp không nhớ đã tiêm ngừa hay chưa thì nên đi tiêm ngừa lại vì việc tiêm ngừa lại không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Sau khi tiêm ngừa bệnh thủy đậu có tỉ lệ bảo vệ sức khỏe từ 80 – 90%, khoảng 10% bệnh nhân sau khi tiêm ngừa thủy đậu vẫn có thể có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu.
- Với những trường hợp bệnh thủy đậu cần chú ý tránh tiếp xúc gần vì đây là bệnh lý dễ lây lan khi tiếp xúc gần, lây qua không khí hoặc hắt hơi,…
- Nếu điều trị đúng hướng, sau khoảng 1 – 2 tuần các dấu hiệu của bệnh thủy đậu sẽ bắt đầu được cải thiện.
Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh có mức độ phức tạp cao, dễ gây ra biến chứng không mong muốn nếu như điều trị không phù hợp, can thiệp không đúng cách. Mặc dù người mắc bệnh thủy đậu sau này có thể bùng phát thành zona thần kinh. Tuy nhiên những trường hợp bệnh thủy đậu đã mắc thì sẽ không tái phát trở lại nữa. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu thêm về bệnh thủy đậu và có hướng xử lý phù hợp.
Người bị bệnh thủy đậu cần biết
XEM THÊM
Cập nhật lúc 10:10 - 03/10/2021
Khi 6 tuổi e bị thuỷ đậu lần 1 và bây giờ 22 tuổi e bị thuỷ đậu lần 2 đây.ai nói là không ???
Mk cũg từng bị thủy đậu hồi lớp 5 và bây giờ đag bị thủy đậu khi là sinh viên năm nhất. Mk thấy bị lần 2 lâu khỏi hơn lần 1. ( mk đã khám ở trung tâm da liễu và chắc chắn là thủy đậu). Nghe bs nói mà hoang mang quá
Con bé nhà bà Công ty mình cũng bảo thế, báo năm trước đã bị rồi mà vừa rồi lại bị nữa, cách nhau có khoảng 1 năm thôi à? Bác sỹ cần tìm hiểu ở hiện tại? Không nên sách vở quá vì bệnh giờ nó đã thay đổi và biến chứng nhiều rồi. Bác sỹ cần luôn luôn học hỏi chứ không thì chỉ quay về thời kỳ đó chữa bệnh thôi.
Trân trọng!
Chào bác sỹ. Năm e 23tuổi e đã bị thủy đậu. Nay e 30 tuổi e có vài nút và lâu lan như thủy đậu. Nhưng nó phát triển chậm hơn. Mong bác sĩ tư vấn giúp e. Hiện e đang bôi thuốc ficyc cream và uống thuốc