Bệnh thủy đậu có lây không? Lây qua đường nào?

Ở nước ta, bệnh thủy đậu xuất hiện nhiều vào cuối mùa xuân. So với nhiều căn bệnh ngoài da khác, thủy đậu tương đối nguy hiểm, nhất là khi mắc ở trẻ em và phụ nữ mang thai. Vậy bệnh thủy đậu có lây không? Con đường lây bệnh thủy đậu ra sao? Dưới đây là một số vấn đề bạn cần biết để tránh căn bệnh nguy hiểm này.

bệnh thủy đậu có lây không lây qua đường nào
Thủy đậu có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh thủy đậu có lây không?

Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ, đây là một bệnh rất dễ lây. Thậm chí, nếu không kiểm soát tốt và có các biện pháp dự phòng, bệnh có thể thành dịch ở các khu vực đông dân cư. Thủ phạm chính gây bệnh thủy đậu là siêu vi varicella zoster.

Tuy dễ lây nhưng mỗi người chỉ bị thủy đậu một lần duy nhất trong đời. Tuy nhiên, sau điều trị thủy đậu, siêu vi varicella zoster có thể vẫn còn tồn tại trong cơ thể và gây ra biến chứng zona thần kinh sau này. Bệnh có thể gặp phải ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên trẻ em thường dễ mắc thủy đậu hơn do sức đề kháng còn yếu.

thủy đậu dễ mắc ở trẻ em
Thủy đậu dễ mắc ở trẻ em hơn so với người lớn do hệ miễn dịch kém

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào?

Thủy đậu có thể lây nhiễm khá dễ dàng từ người sang người nếu không hiểu rõ và áp dụng các biện pháp phòng ngừa thủy đậu từ sớm. Thông thường, có một số con đường thường lây bệnh thủy đậu như:

Lây nhiễm thông qua tiếp xúc thông thường

Khi có các tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với bệnh nhân mắc thủy đậu, bạn đều có nguy cơ bị lây nhiễm. Virus varicella zoster rất dễ truyền từ người này sang người kia ở khoảng cách tiếp xúc gần. Đây cũng là lí do ở những không gian tương đối hẹp, tập trung đông người, bệnh sẽ dễ lây thành dịch.

Một số hành động tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp có thể lây nhiễm bệnh thủy đậu bao gồm:

  • Người xung quanh có các tiếp xúc trực tiếp với các nốt mụn của người bệnh.
  • Có tiếp xúc với các vật dụng cá nhân, vật dụng sinh hoạt của bệnh nhân. Nếu như các vật dụng này dính dịch tiết của người bệnh thì cũng có thể chứa virus và có nguy cơ lây lan thủy đậu một cách gián tiếp.

Lây nhiễm thông qua đường hô hấp

Bên cạnh việc lây lan bằng con đường tiếp xúc trực tiếp, virus varicella zoster gây bệnh thủy đậu còn có khả năng lây lan qua đường hô hấp. Đây là con đường lây nhiễm rộng và khó kiểm soát hơn so với lây qua tiếp xúc trực tiếp.

Thông thường virus varicella zoster có thể lây nhiễm từ người sang người lành thông qua một số hoạt động như:

  • Nói chuyện, trao đổi.
  • Có các hành động hắt hơi, ho, sổ mũi,…

Dịch tiết của bệnh nhân mang theo virus gây bệnh lan tỏa trong không khí. Nếu như tiếp xúc được với các cửa ngõ trên cơ thể bệnh nhân như mắt, mũi, miệng của người khác, virus có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Những thời điểm có thể lây truyền thủy đậu

Lây nhiễm trong thời gian ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh thủy đậu có thể kéo dài khoảng vài ngày trước khi có các dấu hiệu thủy đậu. Ngay cả trong thời gian này, bệnh thủy đậu cũng có thể lây nhiễm. Do đó ngay khi có các dấu hiệu mơ hồ, không rõ nét, bản thân người bệnh cũng cần nâng cao cảnh giác, áp dụng các biện pháp đề phòng lây nhiễm cho những người xung quanh.

Lây nhiễm trong thời gian phát bệnh

Như đã nêu ở phần trên, bệnh thủy đậu có tỷ lệ lây nhiễm rất cao trong thời gian phát bệnh qua con đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp. Đây được xem là thời điểm có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất. Tuy nhiên lúc này các triệu chứng đã rõ ràng, bệnh nhân đã được áp dụng các biện pháp cách ly cho những người xung quanh.

Lây nhiễm khi thủy đậu đã đóng vảy

Ngay cả khi thủy đậu đã đóng vảy, nguy cơ lây nhiễm vẫn có thể xảy ra. Trong thời gian này, các virus gây thủy đậu có thể vẫn chưa bị tiêu diệt hết mà còn sót lại trên vị trí da đóng vảy. Do đó nếu tiếp xúc với bệnh nhân trong giai đoạn này, người bệnh vẫn có thể bị lây nhiễm thủy đậu. Đặc biệt là nhừng người có sức đề kháng yếu, trẻ em,…

Trên đây là một số thông tin cần biết về bệnh thủy đậu và con đường lây nhiễm. Với những trường hợp bị thủy đậu, bạn cần lưu ý điều trị sớm cũng như áp dụng các biện pháp can thiệp, cách ly. Qua đó giúp tránh được tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Thông tin hữu ích về bệnh thủy đậu

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:11 - 03/10/2021

Bình luận (20)

  1. Quang Minh says: Trả lời

    ad oi cko em hỏi.. e đã bi thuy dau 2 tuan và đã nghỉ học… sau 14 ngày bi thủy dau thi vảy đã chóc hết… va em di hc lai dc khoảng 2 tuần thì ngày thứ 14 em di hc thì bn em bị nổi thuy dau… mọi ng trog lop ns là do em lây… ad zay cko em hỏi do em lây hay là bn đó tự nổi??

    1. cham sóc khách hàng says:

      Ko nha bạn đuong truyền thủy đậu có the tu nổi bất ki lúc nào bạn bị diem duong truyền thủy đậu hoac như hátk xì be hoac ho bop mũ cham vao ai do nguoi do se bị lây còn truong hop cua ban thì ban thì cho minh hoi bạn co đi đâu tròn thoi gian bệnh ko nếu có thì truong hop ngau nhien do kôg khí va chất tatbochio lây lan nhé

  2. Minh Huyền says: Trả lời

    Phơi đồ gần với đồ của người mắc bệnh thủy đậu có lây ko ,ăn chung chén bát muỗng đũa với người bệnh cũng có lây ko vậy BS . Trả lời e gấp nha BS vì nhà e có 2 cháu nhỏ

    1. Hà Huy says:

      Thủy đậu có thể lây qua đường nước bọt hoặc dịch từ vết mụn thủy đậu, nên nếu trong nhà có người bị bệnh thì tốt nhất nên cách ly với đồ dùng của họ ra nhé, ăn cũng nên ăn riêng để tránh lây bệnh

  3. Truc Phuong says: Trả lời

    Khoang bao nhieu tuoi moi co the tiem ngua thuy dau duoc ạ….?

  4. Nhi says: Trả lời

    Bệnh thủy đậu đã đóng vảy ngày thứ năm vậy có lây không ạ?

  5. Dân says: Trả lời

    E chao bs.e co lam chung voi chi do bi noi trai ra chi do bi benh bua 27tay 28 tay moi ngi benh e co noi chuyen va uong chung ly nuoc trong 2ngay chi do mac benh.vay e co bi lay ko bs e cung chua bi noi trai ra lan nao mong bs tu van giup e.

    1. Liên says:

      Vậy chị có bị lây k?

  6. Ngọc says: Trả lời

    Cho em hỏi. Em gái em mới bị thuỷ đậu ngày hôm nay. Tức là ngày hôm nay mới bắt đầu sốt, là ngày bị đầu tiên đó ạ. Mà tối hôm trước đó nó mới chỉ có triệu chứng và em thì hay ăn chung vs nó, tức là khi nó mới chỉ có triệu chứng mệt mỏi các thứ là em có ăn chung. Vậy em có bị lây ko ạ

  7. Thảo vy says: Trả lời

    Cho em hỏi vs ạ.vs trường hợp mình vẫn tiếp xúc với người bị thủy đậu,tiếp xúc là mình ngủ trong cùng không gian ấy ạ.em vẫn đeo khẩu trang và em gái cũng vậy.thì em có bị lây bệnh ko ạ

  8. Lê Duy Tuấn says: Trả lời

    nếu như mình đang trong thời gian ủ bệnh thủy đậu, mình có lây cho người khác không ạ?

  9. Tuấn says: Trả lời

    Cho em hỏi là thủy đậu có lây qua đường máu không ????

  10. võ thị ngọc says: Trả lời

    Bs cho e hỏi nếu e nói chuyện vs người bị bệnh thủy đầu mới nổi mụn nc ngày thứ nhất thi co bi lây ko ạ

  11. Trương Thị Trúc Linh says: Trả lời

    em bị thủy đậu 1 tuần rồi lớp e có bn kia bị thủy đậu vì trúng ngày thi nên phải đi học e ngồi rất gần bn ấy r 1 tuần sau e lại bị bệnh có phải do bn ấy lây ko ạ?

  12. Trương Thị Trúc Linh says: Trả lời

    e thấy bn kia bị thủy đậu nổi những đốm xanh trên người có phải do bệnh ko ad ạ

  13. Phu says: Trả lời

    Bs cho em hoi, phong e o hien tai co 1 nguoi bi benh, gio e di tiem ngua no co tác dung ko, hay co thuoc j phong ngua ko, cam on bs nhiu ah

  14. Minh Lý says: Trả lời

    bạn trai e bị thủy đậu nhưng k biết,ngày 13 a có hôn e,tới ngày 20 thì a bắt đầu sốt và nổi bọc nước, thế e có bị lây k ạ, giúp e với ạ!!!

  15. Huong says: Trả lời

    Chào bs e bị nổi những mụn nước trước đó e có đúc con e ăn chung với e.va khj những mụn nước đó dong vay e mới âm con e z kha nang lay có cao K a

  16. Hà tri says: Trả lời

    Cho em hỏi. Cách đây 2 ngày e có đi uống nước ăn chung với em gái. Em gái của em thì vừa thăm người bệnh thủy đậu về. Nhưng em gái e đã bị thủy đậu rồi. Không biết như vậy e có bị lây không ạ

  17. hai anh says: Trả lời

    bs cho mình hỏi . con trai mình bị thủy đậu mà mình chăm con 24/24 k bị lây như vậy có pai mình đã có miễn dịch k ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn