Phòng ngừa bệnh vẩy phấn hồng Gibert

Có cách nào phòng ngừa bệnh vẩy phấn hồng Gibert không? Vẩy phấn hồng Gibert là một trong các loại bệnh ngoài da có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, giới tính, tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh phổ biến là phụ nữ. Bệnh này bắt đầu bằng một đốm hồng ban, tróc vẩy to ở vùng ngực, bụng hay lưng, sau đó lan rộng khắp người. Hãy cùng tìm hiểu bệnh và cách phòng ngừa bệnh vẩy phấn hồng Gbert sau đây.

m

Nguyên nhân gây bệnh

Vẩy phấn hồng là bệnh chưa rõ nguyên nhân. Những đợt bùng phát thường liên quan tới nhiễm virus, vì vậy có nhiều ý kiến cho rằng, bệnh này là do virus gây ra, tuy nhiên, không thể chứng minh bằng xét nghiệm. Ngoài ra, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, vẩy phấn hồng liên quan tới rối loạn miễn dịch qua trung gian tế bào.

Các biểu hiện bệnh vảy phấn hồng Gibert

Vẩy phấn hồng thường bắt đầu bằng một đốm hồng ban rộng, tróc vẩy, nhô cao trên bề mặt da. Vị trí thường gặp là ở ngực, bụng, lưng, sau đó lan rộng, phân bố theo dạng cây thông “Noel”. Vẩy phấn hồng có thể gây ngứa rất nhiều (đặc biệt khi thân nhiệt bệnh nhân quá nóng). Sau 6-8 tuần, bệnh giảm dần và để lại vết thâm trên da trong một thời gian dài. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mặt khác, dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh ngoài da khác như bệnh nấm da, bệnh lang ben, bệnh mề đay, vẩy nến, chàm… nên việc điều trị gặp khó khăn.

m5

Các loại thuốc đang được sử dụng rộng rãi

Các thuốc điều trị vẩy phấn hồng như: nhóm thuốc kháng viêm, kháng virus, các thuốc chứa steroid, corticoid chủ yếu là giúp kiểm soát triệu chứng ngứa đỏ, bong vẩy. Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc này, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.

Hiện nay, xu hướng đang được nhiều bác sĩ cũng như bệnh nhân đánh giá cao trong điều trị vẩy phấn hồng nói riêng và các bệnh vẩy da khác nói chung là sử dụng nhóm sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ. Đặc biệt là những sản phẩm được khẳng định qua nhiều nghiên cứu và hội thảo khoa học.

Phòng ngừa bệnh vẩy phấn hồng Gibert

Với ưu điểm tác động trực tiếp đến vùng da tổn thương, chống viêm, kháng khuẩn tại vị trí bong vẩy, bảo vệ da tránh một số yếu tố có hại từ môi trường như: tia tử ngoại, ánh nắng mặt trời, bụi bẩn… chitosan, được tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua… giúp điều chỉnh sự phân bố của dược chất, ổn định PH, giúp tăng cường tính thấm qua da, làm trơn mịn da, kết hợp cùng các dược liệu khác như: cao phá cố chỉ, cao lá sòi, cao ba chạc… giúp giảm viêm ngứa, loại bỏ các bệnh vẩy da, trong đó có vẩy phấn hồng, kéo dài thời gian không bị vẩy tái phát.

Trong đa số các trường hợp, vẩy phấn hồng sẽ tự khỏi bệnh sau 4-8 tuần không cần phải dùng thuốc. Việc điều trị chủ yếu là kiểm soát triệu chứng ngứa. Các thuốc kháng virus(acyclovir, famciclovir) hay kháng sinh (erythromycin) có thể rút ngắn thời gian kéo dài của vẩy phấn hồng xuống 1-2 tuần.

Để giảm cảm giác khó chịu, bệnh nhân đươc khuyên nên tắm nước ấm với dung dịch Calamine và tránh các hoạt động thể lực gây mồ hôi nhiều, nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát và thông khí tốt.

Điều trị triệu chứng là chính. Điều trị mạnh tại chỗ là không cần thiết. Tránh kích thích bởi tắm nóng, xà phòng và quần áo len. Để chống da khô, tránh kích thích có thể dùng cream corticoid.

Chiếu tia cực tím liều dưới đỏ da. Những ca nặng tốt nhất là chiếu UVA được coi là hiệu quả nhất.

Bôi dung dịch Rivanol 1 %o có thể cho kết quả tốt. Có tác giả còn cho uống cả Rivanol.

Uống kháng histamin tổng hợp, nếu cần cho uống một đợt corticoid. Bệnh có thể tự lành không cần điều trị. Nếu ngứa nhiều thì dùng thuốc kháng Histamin, an thần.

Nếu xác định có nguyên nhân gây bệnh thì điều trị theo nguyên nhân.

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:03 - 03/10/2021

Bình luận (2)

  1. le hong nhung says: Trả lời

    mih doc thay nhieu ban bi vay nen chua o trung tam thuoc dan toc co 2 thang da khoi roi mih cug muon chua o day nhug k biet o day co chua benh vay phan hong k mih dag mac benh nay di chua o BV da lieu k khoi ai bi vay phan hong chua o trung tam thuoc dan toc chua tu van them cho mih voi

    1. Trần Pthanh says:

      Trung tâm đó thuốc công nhận tốt mà bs khám cũng nhiệt tình í. Mình cũng bị vảy nến chữa ở đó đây, nhưng mình bị lâu rồi nên phải điều trị tận 3 tháng mới khỏi. Ở đấy mình nhớ k nhầm thì họ chữa các bệnh về da như là mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa, viêm da dầu, hắc lào lang ben…trong cái viêm da cơ địa lại gồm nhiều bệnh khác nhau nữa cái này thì mình k nắm rõ lắm bạn vào web của trung tâm mà tìm hiểu http://www.thuocdantoc.org

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn