Người mắc bệnh thủy đậu có tắm được không ?

 Cho mình hỏi người mắc bệnh thủy đậu có tắm được không? Hiện tại mình mắc bệnh thủy đậu đã 2 ngày mà chưa dám tắm vì sợ bóng nước thủy đậu vỡ ra lây lan, bố mẹ mình cũng nói là kiêng tắm mà giờ không tắm thì toàn thân mình ngứa ngáy khó chịu. Xin hãy tư vấn giúp mình, xin cảm ơn.

bệnh thủy đậu có được tắm không

Trên đây là thắc mắc của bạn Nguyệt Anh, 20 tuổi ngụ TPHCM. Không riêng gì nữ độc giả này mà chúng tôi biết rất nhiều người cũng có chung thắc mắc ” người mắc bệnh thủy đậu có được tắm không?” khi bản thân hoặc người trong gia đình không may mắc căn bệnh này. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này xin mời bạn tham khảo các thông tin dưới đây.

Người mắc bệnh thủy đậu có tắm được không ?

Bệnh thủy đậu là do vi rút varicella zoster gây ra, biểu hiện là làn da bị tổn thương, tuy nhiên niêm mạc da sẽ lành và không để lại sẹo trừ khi bị bội nhiễm. Việc kiêng tắm vô tình làm cho các vết thương trên da có nguy cơ bội nhiễm cao vì làm cho vi khuẩn xâm nhập vào. Do đó, người mắc bệnh thủy đậu thể tắm, việc vệ sinh và tắm rửa hằng ngày là vô cùng cần thiết.

Người mắc bệnh thủy đậu thì nên tắm như thế nào?

Người mắc bệnh thủy đậu thông thường thì kiêng tắm, nhưng đây là không cần thiết và làm vết thương có nguy cơ bội nhiễm, nhưng tắm như thế nào để không gây ảnh hưởng đến bệnh là một điều quan trọng. Vậy, nên chú ý những bước sau:

– Bước 1: Rửa thật sạch bồn hoặc xô đựng nước, sau đó pha nước vào cho vừa đủ ấm.

bệnh thủy đậu có được tắm không 1

– Bước 2: Tắm rửa nhẹ nhàng cơ thể 1-2 lần/ 1 ngày, tắm từ 5-10 phút, không tắm quá lâu, không chà xát mạnh lên cơ thể cũng như không gãi lên nốt thủy đậu. Không nên sử dụng các sản phẩm như xà phòng, sữa tắm vào lúc này.

thuydau2

– Bước 3: Không nên sử dụng các loại lá để pha vào nước tắm vì dễ gây nhiễm trùng vết thương. Nên kết hợp vệ sinh răng miệng bằng cách súc miệng bằng nước muối.

thuydau3

– Bước 4: Sau khi tắm xong, lấy khăn bông chấm nhẹ, lau sơ cho sach nước.

thuydau4

– Bước 5: Mặc quần áo nhẹ, rộng rãi và sạch sẽ.

thuydau5

Người mắc bệnh thủy đậu nên ăn gì và kiêng gì?

Người mắc bệnh thủy đậu sau khi vệ sinh thân thể thì đồng thời cần bổ sung thêm dưỡng chất cho mau khỏi bệnh, nên ăn và kiêng những thứ sau đây cho chóng khỏi bệnh

  • Nên ăn

– Cháo đậu xanh, cháo củ năng, cháo gạo lứt, cháo kim ngân hoa, cháo tiểu mạch, cháo miến đậu xanh, măng tây, trứng, chuối, đậu đỏ, đậu đen, khoai tây, cà rốt, củ cải trắng, bí đao, rau bồ ngót, rau sam, rau má, mướp đắng, rau dền, cải thảo,…

– Vitamin C có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, đẩy nhanh quá trình sản sinh ra collagen, phòng ngừa sẹo lõm, vì thế nên uống nước ép chanh, cam, bơ, dâu tây, kiwi, lê, dưa hấu, dưa leo, cà chua,..

  • Kiêng ăn

– Gia vị cay nóng như: gừng, hành, tỏi, hành tây, tỏi tây, ớt, hạt tiêu, thì là, cà ri, mù tạt.

– Kiêng các loại thịt như thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt ngan, ngỗng, lươn, các loại hải sản (tôm, cua, sò, ốc…) vì dễ bị ngứa khi thủy đậu.

– Không nên ăn trái vải, long nhãn, mận, xoài chín, mít, hồng, anh đào, rau muống, các thức ăn chiên xào, mỡ động vật…

BẠN  CẦN BIẾT:

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:03 - 03/10/2021

Bình luận (1)

  1. Quách thị út says: Trả lời

    Bác sĩ cho em hỏi . E bị thủy đậu em đã được bác sĩ kê đơn thuốc cho rồi , bây giờ e có mua một hộp thuốc thủy đậu hoàn , e uống chung có được không ak

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn