Triệu chứng và biến chứng của bệnh thủy đậu

Trời lạnh kèm mưa phùn, độ ẩm không khí cao vào mùa Đông – Xuân là thời điểm dễ bùng phát nhiều dịch bệnh như do virus gây ra như: sởi, tay chân miệng, thủy đậu,… Trong đó, chiếm tỷ lệ cao là bệnh thủy đậu, bệnh cũng có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường mà có thể bạn chưa biết. Tìm hiểu về triệu chứng và biến chứng của bệnh thủy đậu cũng như cách phòng bệnh hiệu quả nhất qua những thông tin trong bài viết sau.

Triệu chứng bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu do virus Varicella – Zoster gây ra với các biểu hiện ngoài da khó chịu, là bệnh truyền nhiễm và dễ lây lan thành dịch. Việc nhận biết sớm các biểu hiện bệnh thủy đầu có ý nghĩa quan trọng giúp hạn chế khả năng lây lan cho cộng đồng cũng như can thiệp điều trị kịp thời tránh các biến chứng có thể xảy ra.

trieu-chung-va-bien-chung-cua-benh-thuy-dau

Một số triệu chứng bệnh thủy đậu điển hình có thể dễ dàng nhận biết là:

– Khởi phát bằng dấu hiệu sốt nhẹ, nhưng cũng có trường hợp sốt cao lên đến 39-40 độ C. Kèm theo đó là chảy nước mũi. Nếu trẻ em thì thường ăn kém và quấy khóc liên tục.

– Thời kỳ toàn phát, các nốt ban xuất hiện khá nhanh. Ban đầu là các nốt ban đỏ hiện diện ở vùng da đầu, gáy, bụng, ngực. Sau đó, chúng tiếp tục phát triển thành các nốt phỏng nước rải rác khắp cơ thể.

– Những nốt phỏng lúc này có nước trong, có hình tròn hoặc bầu dục và có viền đỏ bao quanh. Chúng mọc từ đợt này đến đợt khác (Cách nhau khoảng 2-3 ngày).

– Cảm giác ngứa da khó chịu, nếu gãi sẽ làm vỡ các nốt phỏng và làm lây lan ra các vùng da khác, đồng thời gây nhiễm khuẩn.

– Có thể xuất hiện các hạch nách, bẹn, cổ trong thời gian ngắn rồi xẹp đi.

– Sau khoảng 2-3 ngày các nốt phỏng ngả vàng vỡ ra rồi đóng vảy. Nếu không bị bội nhiễm vi khuẩn sau khi khỏi sẽ không để lại sẹo.

Cẩn trọng các biến chứng của bệnh thủy đậu

Hầu hết các trường hợp bị thủy đậu ở mức độ nhẹ, chỉ cần chăm sóc đúng cách thì bệnh sẽ khỏi hoàn toàn sau khoảng 1-2 tuần. Tuy nhiên, cũng không ít người bệnh gặp phải các biến chứng nguy hiểm, như:

Viêm não – viêm màng não: Là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thủy đậu, nếu không can thiệp kịp thời có thể gây tử vong.

Viêm phổi: Thường gặp ở người lớn. Khi bị biến chứng này, người bệnh thường bị sốt cao, khó thở, ho ra máu, cơ thể tím tái,… có thể gây tử vong.

 trieu-chung-va-bien-chung-cua-benh-thuy-dau1

Bệnh thủy đậu chu sinh: Trong khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc tháng cuối trước khi sinh, phụ nữ mang thai bị thủy đậu có thể bị sẩy thai hoặc gây khuyết tật bẩm sinh.

Bệnh zona thần kinh: Virus gây bệnh vẫn tồn tại trong cơ thể và sau nhiều năm có thể tái kích hoạt gây bệnh zona thần kinh với các triệu chứng ngoài da mất thẩm mỹ và đau thần kinh.

Nhiễm trùng và bội nhiễm thứ phát tại nốt phỏng: Thường gặp ở trẻ em. Khi các mụn nước vỡ hoặc trầy xước có thể viêm nhiễm, sưng tấy, nhiễm khuẩn da, viêm nhiễm có mủ, loét,… gây sẹo và có thể nhiễm trùng máu.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp phải biến chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương, viêm tai, viêm thanh quản, viêm cầu thận cấp,… nguy hiểm.

Phòng bệnh thủy đậu có nhiều cách, song cách tốt nhất đó là tiêm vaccin cho cả trẻ em và người lớn chưa có miễn dịch với bệnh thủy đậu.

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:03 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn