Bệnh á sừng lây qua tiếp xúc hay di truyền không?

Thưa bác sĩ, cháu bị chuẩn đoán mắc bệnh á sừng ở bàn tay làm da cháu nứt nẻ và hay bị chảy máu, rất đau nhức khó chịu. Cháu có đi bác sĩ và hiện vẫn còn đang bôi thuốc. Cháu muốn hỏi là bệnh á sừng lây qua tiếp xúc hay di truyền không ạ? Cháu có thể sinh hoạt cùng mọi người được không? Cháu đang hoang mang không biết nên làm gì thì tốt, mong bác sĩ giúp cháu! (Lê Thư Yến, Quang Trung- Gò Vấp- TPHCM).

benh-a-sung-lay-qua-tiep-xuc-hay-di-truyen-khong

THÔNG TIN CÙNG CHUYÊN MỤC:

Tư vấn từ bác sĩ:

Chào cháu! Cháu có thắc mắc là bệnh  á sừng có lây qua tiếp xúc hay di truyền không? Cháu thân mến! Tuy đây là một bệnh ngoài da nhưng lại không lây truyền qua tiếp xúc giống như hắc lào, nấm ngứa. Cháu có thể yên tâm điều trị và sinh hoạt với mọi người trong gia đình, đừng cố cách ly với mọi người sẽ làm tâm trạng cháu căng thẳng hơn, bệnh cũng vì thế mà lâu khỏi hơn.

Cháu thân mến! Tuy không lây qua tiếp xúc nhưng bệnh này có khả năng di truyền, cháu nên chữa khỏi bệnh dứt điểm để sau này không di truyền bệnh cho con cái. Ngoài di truyền thì có một số nguyên nhân chính gây ra bệnh á sừng là cơ địa mẫn cảm, dị ứng với thời tiết, hóa chất, mỹ phẩm,…Cháu nên phòng tránh các tác nhân gây bệnh này thì việc điều trị mới nhanh có kết quả tốt được.

Lời khuyên dành cho cháu

Cháu Thư thân mến! Hiện nay cháu đang dùng thuốc bôi theo hướng dẫn thì vẫn nên kiên trì dùng thuốc, tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi và kê thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Song song với đó cháu cũng cần biết biện pháp tự chăm sóc tại nhà sau đây:

  • Tuyệt đối không được gãi, gỡ, cọ xát lên da làm da bị tổn thương, bội nhiễm. Các lớp vảy bong ra cháu hãy để chúng tự nhiên bị lột bỏ khi tắm hoặc tự rơi ra, như vậy sẽ giúp da không chịu thương tổn.
  • Nếu phải tiếp xúc hóa chất như giặt đồ, rửa chén,… thì nên đeo găng tay.
  • Vào những ngày thời tiết hanh khô, cần thoa 1 lớp kem dưỡng ẩm da tay cho da bớt khô nứt. Cháu có thể tham khảo tại nhà thuốc tây hoặc cửa hàng mỹ phẩm để mua kem dưỡng da tay. Dùng kem được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên sẽ an toàn cho da hơn.
  • Ăn nhiều rau quả tươi chứa vitamin A, C, D, E để lớp sừng mau bong ra tạo tế bào da mới. Ngoài ra cháu cũng nên ăn thêm các thực phẩm giàu khoáng chất và chất xơ hòa tan. Kiêng ăn món ăn nhiều dầu mỡ, món cay nóng, chất kích thích và các món ăn từng khiến cơ thể dị ứng.
  • Hạn chế tiếp xúc nhiều với nước, nhất là nước bẩn. Mỗi ngày cháu tắm 1 lần với nước ấm và rửa ráy tay chân 1-2 lần nữa cho sạch, nhưng nên nhớ sau khi rửa tay chân thì phải lau khô bằng khăn sạch.
  • Không nên dùng các sản phẩm tẩy rửa mạnh trên da. Tốt nhất là tắm nước ấm hoặc với sữa tắm cho da  nhạy cảm, khi tắm không được ngâm nước quá lâu (tắm từ 5-10 phút là tốt nhất).

Chúc cháu mau khỏi bệnh!

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:04 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn