Nhận biết bệnh chàm da mỡ và cách xử lý

Chàm da mỡ là bệnh gì? Nhận biết bệnh chàm da mỡ bằng cách nào? Các thông tin sau đây sẽ giúp bạn phát hiện sớm bệnh chàm da mỡ ở cả người lớn và trẻ nhỏ, từ đó biết cách xử lý kịp thời và hiệu quả.

Nhận biết bệnh chàm da mỡ 

Chàm da mỡ là một dạng bệnh chàm thông thường, chủ yếu xảy ra ở những người có làn da nhờn hay các vùng da có tuyến bã hoạt động quá mức như vùng da đầu, da phía sau tai, vùng da mặt, vùng ở xương ức, vùng da giữa hai xương bả vai ở sau lưng, vùng nách, vú hay bẹn…


Bất kỳ ai cũng có khả năng mắc bệnh chàm da mỡ, kể cả người lớn và trẻ em. Thường gặp nhất là ở những người tuổi trưởng thành và trung niên (18 – 40 tuổi). Ở những trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, chàm xuất hiện dưới dạng “cứt trâu”. Vào mùa đông lạnh lẽo, chàm da mỡ càng trở nên nghiêm trọng.

Triệu chứng nhận biết bệnh chàm da mỡ bao gồm:

Tùy theo đối tượng mắc bệnh là người lớn hay trẻ em mà chàm da mỡ có các biểu hiện sau đây:

  • Triệu chứng bệnh chàm da mỡ ở trẻ em:

Chàm da mỡ xuất hiện khi trẻ còn rất nhỏ, thường từ tuần tuổi thứ 6- thứ 8. Ban đầu, chàm xuất phát trên vùng da đầu có dạng như phát ban vẩy màu vàng mà dân gian thường gọi là “cứt trâu” hay “vẩy nôi”. Sau đó, phát ban ở vùng mặt, cổ, sau tai, nách, háng, vùng quấn tã và trên thân mình. Phát ban có màu đỏ với vảy mịn, không gây ngứa hoặc chỉ hơi ngứa. Chúng thường ổn định và có thể khỏi nhanh nếu được điều trị đúng cách và ít khi tái phát lại.

  • Triệu chứng bệnh chàm da mỡ ở người lớn:

Chàm da mỡ phát sinh ở những người lớn có làn da nhờn, da bị tăng tiết bã và gàu. Vùng da thường bị chàm da mỡ là rãnh mũi – má, vùng lông mày và da đầu, vùng trước ngực, sau lưng (giữa 2 xương bả vai). Chàm có dạng vảy mịn màu trắng ngả vàng, nằm rộng trên vùng da đầu, với vết hồng ban nhẹ, có gây ngứa chút ít và kèm theo rụng tóc. Tổn thương liên kết với nhau thành mảng với kích thước không đều nhau và có giới hạn rõ rệt. Cạo vảy chàm da mỡ sẽ thấy rơm rớm nước trn6 toàn bộ thương tổn chứ không rỉ nước thành từng chấm so với các loại bệnh chàm khác. Bệnh phát triển từ từ và kéo dài liên tục trong nhiều năm, thường nghiêm trọng hơn vào mùa đông và giảm nhẹ khi thời tiết ấm lên. Người bệnh có thể bị nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm nấm men ở vùng da kẽ bị chàm.

Cách xử lý bệnh chàm da mỡ

Chàm da mỡ là căn bệnh mạn tính và kéo dài dai dẳng, khó điều trị triệt để. Để điều trị chàm da mỡ, người bệnh cần thực hiện các yêu cầu sau đây:

  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố có khả năng gây kích ứng da như xà phòng, bột giặt, nước rửa bát, các hóa chất, thức ăn có khả năng gây dị ứng, phấn hoa…
  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước để cung cấp vitamin cho cơ thể, thanh lọc và đào thải độc tố
  • Uống các loại vitamin bổ sung như vitamin nhóm B, vitamin nhóm C.
  • Bệnh nhân có thể giảm thiểu cảm giác ngứa bằng cách dùng thuốc kháng dị ứng như Cetirizine, Chlorpheniramine,…
  • Nếu có bội nhiễm, dùng thuốc kháng sinh hoặc dùng thuốc bôi corticoid bôi tại chỗ. Bệnh nhân sử dụng thuốc cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc được bác sĩ kê đơn, không tự ý dùng thuốc.

BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:04 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn