Nấm da chàm hóa là gì? Có nguy hiểm không?
Nấm da chàm hoá là một trong những bệnh ngoài da có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào có nếp gấp, trong đó đáng chú ý nhất là nếp gấp vùng mông, nếp gấp kẻ chân,… Vậy bệnh nấm da chàm hóa là gì? Có nguy hiểm không? Một số thông tin dưới đây có thể giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh ngoài da khó chịu này.
Bệnh nấm chàm hóa là gì?
Nấm chàm hóa là một trong những bệnh ngoài da có ảnh hưởng khá xấu đến sức khỏe có liên quan đến các loại vi nấm ngoài da. Tình trạng nấm chàm hóa da là một trong những dạng bệnh có liên quan đến một số loại nấm như nấm dermatophytes. Tương tự như nhiều bệnh liên quan đến vi nấm, bệnh nấm chàm hóa khi mắc phải trên da cũng khá dễ nhận biết.
Sau một thời gian bị nhiễm các vi nấm, da có thể bắt đầu chuyển sang thể bệnh chàm nên gọi là nấm chàm hóa. Tùy theo từng trường hợp bệnh nhân mà bệnh nấm chàm hóa có thể chia thành nhiều thể bệnh nhỏ, bao gồm:
1. Thể viêm da cơ địa
Tình trạng nấm da sau một thời gian tiến triển ngoài da có thể kích hoạt chàm hóa thể viêm da cơ địa. Thông thường dạng bệnh này có thể mang tính di truyền, nếu trong gia đình có người mắc thể bệnh này thì có thể di truyền cho thế hệ sau.
Tình trạng viêm da cơ địa có thể gặp nhiều ở trẻ em hơn so với người lớn. Đặc biệt, bệnh viêm da cơ địa hay gặp nhiều ở những trẻ sơ sinh. Ở bệnh nhân bị viêm da cơ địa có các triệu chứng điển hình bao gồm như:
- Triệu chứng ngứa khuỷu tay, ngứa vùng chân và ngứa trên da mặt.
- Triệu chứng mụn nước và mủ cũng khá phổ biến ở những người bị viêm da cơ địa.
2. Thể chàm tay
Các triệu chứng bệnh chàm tay thường gặp nhiều ở những trường hợp nấm chàm hóa ở tay do tiếp xúc với hóa chất. Có thể nhận biết các đặc điểm chàm hoá ở tay như:
- Tình trạng nổi mụn nước trên da.
- Người bệnh có cảm giác ngứa da âm ỉ.
- Trong một số trường hợp vùng da ở một số vị trí đóng vảy. Sau một thời gian, các mảng vảy này bắt đầu bong ra.
3. Chàm thể tạng
Bệnh chàm thể tạng là một dạng chàm hóa da có thể xảy ra trên diện rộng. Một số trường hợp chàm xảy ra toàn thân. Những trường hợp bệnh nhân bị dãn tĩnh mạch thường có tỉ lệ mắc chàm thể tạng cao hơn so với người bình thường. Có thể nhận diện các triệu chứng chàm thể tạng có những kích thích sưng viêm trên da. Một số trường hợp bệnh nhân cũng có dấu hiệu chân bị phù lên to hơn bình thường.
4. Thể chàm đồng tiền
Thể chàm đồng tiền có dạng giống với một số bệnh nấm như bệnh lác đồng tiền, bệnh hắc lào. Dấu hiệu của bệnh chàm đồng tiền có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể của bệnh nhân. Song song với các dấu hiệu chàm đồng tiền, bệnh nhân cũng có cảm giác rất ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt là khi ra mồ hôi nhiều.
Nấm da chàm hóa có nguy hiểm không?
Nấm da chàm hóa tuy là bệnh không nguy hiểm nhưng có ảnh hưởng khá lớn đối với cuộc sống của người mắc bệnh. Ảnh hưởng lớn nhất của bệnh là gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng xấu đến công việc và các hoạt động trong đời sống. Ngoài ra, bệnh nấm chàm hóa còn có thể gây tác động xấu đến thẩm mỹ của người mắc phải. Đồng thời, bệnh nấm da chàm hóa cũng thường kéo dài, tái đi tái lại và gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Chính vì những ảnh hưởng này nên bệnh nấm da chàm hóa cũng cần được chú ý điều trị sớm mặc dù không gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Để cải thiện tình trạng nấm da chàm hóa bạn cần chú ý điều trị sớm để tránh những ảnh hưởng kéo dài, lặp đi lặp lại.
Làm gì khi bị nấm da chàm hóa?
Để ngăn ngừa nấm da chàm hóa kéo dài, bạn cần kết hợp điều trị sớm cũng như chú ý đến một số yếu tố cần phải phòng tránh, bao gồm:
1. Chú ý trong chế độ dinh dưỡng
- Bệnh nhân đang bị nấm da chàm hóa nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin, các chất chống oxy hóa. Bạn nên chú ý bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm như: các loại rau xanh, trái cây để bổ sung dưỡng chất.
- Kiêng sử dụng các loại thực phẩm có nhiều chất kích thích như bia, rượu, cà phê và một số thực phẩm khác.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, chất bảo quản. Ngoài ra cũng cần hạn chế thức ăn ngọt và cay nóng để hạn chế ngứa ngoài da tăng lên.
2. Chú ý trong sinh hoạt, vệ sinh
- Trong sinh hoạt, bệnh nhân cần tránh các yếu tố có thể làm cho tình trạng nấm chàm hóa tiến triển nặng hơn. Đặc biệt cần chú ý tránh các loại hóa chất, dung môi, các loại hóa phẩm, xăng dầu,…
- Đối với những bệnh nhân nấm chàm hóa, người bệnh cần chú ý vệ sinh, tắm rửa mỗi ngày để làm sạch da. Điều này giúp ngăn ngừa bệnh lan rộng, ảnh hưởng xấu.
- Trong sinh hoạt hằng ngày, bệnh nhân bị nấm chàm hóa cũng cần chú ý hạn chế các hoạt động ra nhiều mồ hôi.
3. Chú ý trong điều trị, dự phòng
- Sử dụng một số loại thuốc chống dị ứng giúp giảm ngứa như nhóm thuốc cetirizine, chlorpheniramine,… và một số nhóm thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ.
- Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bổ sung thêm các loại viên vitamin nhóm B, C để làm giảm triệu chứng ngứa ngoài da. Đồng thời cách này cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Một số trường hợp có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh bôi ngoài chống nhiễm khuẩn, các loại thuốc corticoid bôi ngoài da.
Nấm da chàm hóa tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng kéo dài, khó chịu cho sức khỏe. Những trường hợp ngứa ngoài da do nấm da chàm hóa cũng cần chú ý điều chỉnh các vấn đề về dinh dưỡng. Chúc bạn sớm cải thiện được các vấn đề ngoài da khó chịu này.
Thông tin hữu ích
Cập nhật lúc 10:11 - 03/10/2021
Thuốc chữa trị a
Thuốc nào chữa trị vậy a