Viêm da dị ứng tiếp xúc làm sao phòng tránh

Có thể xảy ra tình trạng viêm da dị ứng tiếp xúc khi làn da bạn bị cọ sát, tiếp cận trực tiếp với những thành phần hóa học hoặc những loại chất kích thích bên ngoài. Biểu hiện chính của chứng bệnh là ngứa ngáy dữ dội, xuất hiện những tổn thương trên da như nổi mụn nước, mẩn đỏ, lở loét da. Trên thế giới không có nhiều trường hợp mắc chứng viêm da tiếp xúc dị ứng, phần lớn bệnh lý được ghi nhận ở những người có cơ địa nhạy cảm quá mức. Bệnh lý là nỗi phiền phức lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt của bệnh nhân.

Nhận biết triệu chứng viêm da dị ứng tiếp xúc.

– Khu vực tổn thương do tiếp xúc nóng ran, có thể cảm nhận rõ ràng.

– Viêm nhiễm bề mặt da, có thể có những biểu hiện như nhiễm trùng, bọc nước, rỉ nước, rất ngứa.

– Hàng loạt thương tổn cho da có thể gặp như phù nề, da sưng phồng, nổi nhiều mẩn đỏ, bong tróc da khô,..

Đối với trường hợp bị dị ứng nặng, triệu chứng không chỉ biểu hiện ở một số nơi trên da mà còn thể hiện ở toàn thân, kèm theo đó là nổi mề đay ngứa, bị các cơn ho hen phế quản.

viem-da-di-ung-tiep-xuc-lam-sao-phong-tranh

Một trường hợp viêm da dị ứng tiếp xúc do giày dép

Biện pháp khắc phục viêm da dị ứng tiếp xúc

Trước tiên cần làm rõ nguyên nhân gây dị ứng viêm da tiếp xúc là gì, bác sĩ sẽ dựa vào hình thái của tổn thương, tham khảo thêm thông tin từ bệnh nhân như nghề nghệp, tiểu sử mắc các bệnh dị ứng, các thuốc đang dùng,….. Nếu tại bệnh viên chuyên khoa có thể thực hiện xét nghiệm, thử nghiệm trên da. Cách trị viêm da dị ứng thường là dùng các thuốc chống viêm đặc trị kết hợp chăm sóc da hợp lý:

– Vùng da bị tổn thương do tiếp xúc nên hạn chế tối đa việc tác động chẳng hạn như gãi, va quẹt, ma sát,… Buổi tối bạn có thể vô y đưa tay gãi mạnh mà không biết, nên đeo bao tay mỏng để khắc phục.

– Trang phục có thể là thủ phạm gây kích ứng nghiêm trọng hơn cho làn da đang bị dị ứng. Tốt nhất bạn nên chọn những bộ quần áo rộng rãi, làm từ sợi bông tự nhiên, độ thấm hút tốt.

– Vệ sinh toàn thân sạch sẽ là điều cần thiết nhưng nhớ không dùng xà phòng hay các hóa chất có tính sát khuẩn cao vì càng làm da bị mất độ ẩm nhiều hơn kết quả là viêm da lan rộng, lở loét nặng hơn.

– Các nhóm thuốc bôi ngoài da chữa dị ứng nếu muốn sử dụng phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước, tuyệt đối không mượn toa thuốc của người khác hay tự y mua thuốc các thuốc về bôi lên da.

Phòng tránh viêm da dị ứng tiếp xúc

Thống kê chung các trường hợp bị viêm da dị ứng tiếp xúc, kết quả cho thấy các nguyên nhân gây bệnh toàn thân do không hợp với các loại xà phòng, sữa tắm, chất liệu quần áo; viêm da dị ứng ở mặt do sử dụng mỹ phẩm, đắp mặt nạ. Ngoài còn có rất nhiều nhân tố gây bệnh khác như thuốc nhuộm, giảy dép, phụ kiện trang sức hay do độc tính từ các loại cây cỏ thiên nhiên (củ ráy, cây sơn,…). Để phòng tránh bạn cẩn thận hơn khi tiếp xúc với thành phần bên ngoài, những biện pháp sau sẽ giúp bạn phần nào tránh được nguy cơ:

– Nếu có tiếp xúc với bất cứ loại hóa chất nào thì nên nhanh chóng dùng nước sạch để rửa trôi.

– Nhiều công việc như nghiên cứu khoa học, thí nghiệm yêu cầu thường xuyên sử dụng hóa chất thì luôn cần những trang phục, thiết bị bảo vệ.

– Trong nhà chúng ta rất nhiều loại hóa chất tẩy rửa và không phủ nhận rằng chúng thực sự cần thiết. Quan trọng là bạn cần biết lựa chọn những sản phẩm chất lượng, độ tẩy nhẹ.

– Rừa bát, cọ tẩy nhà cửa cần nên có sự bảo vệ cảu găng tay, đeo thêm mắt kính nếu cần thiết.

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:03 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn