Nguyên nhân gây viêm da bóng nước ở trẻ và cách điều trị

Viêm da bóng nước ở trẻ là một nhóm các bệnh lý từ nhẹ tự giới hạn cho đến nặng có thể dẫn đến tử vong. Sang thương dạng bóng nước ở trẻ thường gặp là các bệnh thủy đậu, zona, nhiễm trùng da, dị ứng da và tay chân miệng. Cần chẩn đoán sớm các nguyên nhân gây viêm da bóng nước ở trẻ để có cách điều trị kịp thời, ngăn chặn các biến chứng của bệnh.

Nguyên nhân gây viêm da bóng nước ở trẻ và cách điều trị

Cấu trúc da của trẻ nhỏ thường ít lông, ít tuyến mồ hôi và tuyến bã, da mỏng và có sự gắn kết gian bào ít hơn và ít melanosome hơn so với da người lớn. Cũng chính vì vậy mà da trẻ dễ bị mất nước qua thượng bì, độc tố cũng dễ thấm vào da và dẫn đến viêm da cùng với sự xuất hiện của các bóng nước và vết trợt do kích thích cơ học và tình trạng viêm da mang lại. Các bệnh lý là các sang thương bóng nước trên da trẻ nhỏ thường gặp nhất là bệnh thủy đậu, zona, nhiễm trùng da, dị ứng da và tay chân miệng.

1- Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là căn bệnh do virus Varicella Zoster gây ra, dễ lây truyền qua đường hô hấp. Biểu hiện đầu tiên của bệnh thủy đậu là các ban thủy đậu có dạng chấm đỏ, sau đó phát triển thành bóng nước rồi vỡ ra thành vết lở, cuối cùng đóng thành vảy. Phát ban thường xuất hiện đầu tiên ở da đầu, sau đó lan xuống thân mình, sau cùng đến tay chân. Ban thủy đậu gây ngứa da dữ dội. Nếu các bóng nước vỡ ra có thể dẫn đến nhiễm trùng và để lại sẹo. Người bị thủy đậu có thể kèm theo sốt, mệt mỏi, biếng ăn và một số tổn thương ở hệ thần kinh trung ương như rối loạn ở tiểu não, viêm não, liệt thần kinh, hội chứng Reye.

Cách điều trị bệnh thuỷ đậu ở trẻ em:

– Cho trẻ cách ly để phòng ngừa lây lan.

– Chống ngứa bằng Chlopheramin, Phenergan.

– Dùng Acetaminophen (Tylenol) hay Paracetamol để giảm sốt và đau nhức cho trẻ.

– Tắm bằng nước ấm và xà phòng trung tính thường xuyên để giảm ngứa.

– Bôi các dung dịch làm dịu và làm ẩm da như dung dịch xanh Methylen, Calamine.

– Dùng thuốc kháng sinh khi có bội nhiễm, thuốc kháng virus Acyclovir.

Chú ý:

  • Chống chỉ định tuyệt đối không sử dụng Aspirin cho trẻ.
  • Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh thủy đậu. Vì vậy, phụ huynh nên cho trẻ tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

2- Bệnh Zona

Bệnh Zona còn được gọi là bệnh giời leo, là kết quả của sự tái hoạt động của virus Herpes Zoster (Varicella- Zoster), cũng là virus gây thủy đậu ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân vì sao virus này tái hoạt động và gây bệnh Zona vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nghi ngờ có liên quan đến các yếu tố như chế độ dinh dưỡng kém, trẻ bị mệt mỏi kéo dài, dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc corticoid, thuốc điều trị chống thải mảnh ghép kéo dài, tia xạ…Zona là căn bệnh gây tổn thương lên dây thần kinh nên cực kỳ nguy hiểm.

Bệnh khởi phát bằng những mụn nước trên nền da đỏ kéo dài từ 3-5 ngày. Sau đó, các mụn nước này lan theo đường đi của dây thần kinh tủy sống. Từ 7-10 ngày sau đó, mụn nước vỡ chảy dịch rồi khô lại và đóng thành vảy. Khoảng 2-3 tuần sau đó, mụn nước mới biến mất và vảy sẽ bong ra để lại vết sẹo. Bệnh Zona có thể lây sang những trẻ khác chưa mắc bệnh thủy đậu. Những trẻ bị lây không bị bệnh Zona mà lại mắc thủy đậu, và khi bị thuỷ đậu thì những trẻ này cũng không bị nhiễm Zona từ các trẻ khác. Nhưng một khi mắc bệnh Zona thì trẻ có khả năng bị Zona tái phát về sau.

Cách điều trị bệnh Zona ở trẻ:

– Dùng thuốc kháng Histamine để giảm ngứa.

– Dùng Paracetamol, Acetaminophen để giảm đau cho trẻ.

– Dùng thuốc kháng virus như acyclovir (zovirax), famciclovir (famvir), valacyclovir (valtrex) để làm giảm thời gian phát ban và đau ngay từ giai đoạn đầu phát bệnh.

– Rửa vết thương cho trẻ sạch sẽ bằng xà phòng dịu nhẹ và nước.

– Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi.

CÓ THỂ BẠN CẦN BIẾT: 

Các bệnh về da thường gặp ở trẻ nhỏ nên đề phòng

3- Bệnh nhiễm trùng da

Nhiễm trùng da là căn bệnh thường xảy ra vào mùa nắng nóng, do tụ cầu và liên cầu gây ra. Trẻ nhỏ bị nhiễm trùng da có thể là do tụ cầu hoặc liên cầu hay do mắc cả hai loại vi khuẩn này. Dạng nhiễm trùng da thường gặp ở trẻ nhỏ là nhọt và chốc.

Nhọt là hiện tượng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức xung quanh làm hoại tử cả một vùng da. Vị trí thường bị nhọt là sau gáy, lưng và mông. Nhọt tiến triển theo các giai đoạn: cứng, sưng, nóng, đỏ, đau và sau đó mềm nhũn và vỡ, chảy nước, kết sẹo. Trẻ nhỏ bị nhọt có thể kèm theo sốt cao và viêm hạch ở vùng lân cận.

Chốc là hiện tượng nhiễm trùng da nguyên phát do liên cầu, sau đó có thể phối hợp với tụ cầu trùng. Chốc thường xuất hiện ở đầu, vùng mặt và cổ của trẻ. Ban đầu, chốc là một bóng nước hơi dẹp, tròn đều, xung quanh có quầng viêm hoặc khởi phát bằng dát hồng với bóng nước nổi phía trên. Sau vài giờ thì bóng nước đục dần, vỡ ra và chảy mủ, đóng lớp mày màu vàng giống màu mật ong. Dưới lớp mày này là vết trợt đỏ, rớm dịch, thương tổn nằm cạn dưới lớp sừng. Sau khi chốc lành thường để lại dát thâm kéo dài. Chốc có thể lây sang các vùng lân cận kèm theo viêm hạch bạch huyết và viêm cầu thận.

Điều trị bệnh nhiễm trùng da ở trẻ nhỏ:

– Giữ da cho trẻ sạch sẽ, thường xuyên tắm cho trẻ bằng xà bông dạng trung tính dành cho trẻ nhỏ.

– Cho trẻ mặc quần áo vải cotton thấm mồ hồi tốt, thông thoáng.

– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ bao gồm: đạm, đường, béo, vitamin muối khoáng và chất xơ.

– Không cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt.

– Dùng dịch sát trùng da như Bbetadin, Milian, Povidine để chấm trên vết thương trên da của trẻ.

– Dùng thuốc kháng sinh phổ rộng như Cifixim, Cefotaxim, Erythromycin, Vancomycin khi có nhiễm trùng da nặng.

4- Bệnh dị ứng da

Dị ứng da gây mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là do nhiều nguyên nhân gây ra, có liên quan đến bụi bẩn, phấn hoa, phấn rôm, mỹ phẩm, hóa chất, nước hoa, thức ăn, thuốc… Trẻ bị dị ứng da thường bị nổi mẩn ngứa trên mặt, tay, chân, lưng hoặc toàn thân. Sau một thời gian, da trẻ xuất hiện các nốt mẩn như hạt gạo, sau đó chuyển thành mọng nước. Khi mọng nước vỡ ra chảy dịch vàng rồi đóng vảy. Khi đó, trẻ bị ngứa ngáy nên rất khó chịu, quấy khóc thường xuyên, không ăn ngủ được, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Cách điều trị bệnh dị ứng da cho trẻ nhỏ:

– Giữ cho da trẻ luôn sạch sẽ, tắm gội cho trẻ hàng ngày bằng nước sạch, không dùng các loại xà bông mà nên nấu nước khổ qua để tắm cho trẻ.

– Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, vải mềm thấm hút mồ hôi tốt.

– Kiêng cho trẻ ăn các thức ăn có khả năng gây dị ứng và thức ăn nhiều muối.

– Dùng các thuốc thoa tại chỗ như phenergan 1%, nếu co nhiễm trùng thì dùng dung dịch xanh Methylen.

– Cho trẻ uống Chlopheramin để giảm ngứa.

THÔNG TIN BỔ ÍCH:

Bất ngờ với công dụng trị mẩn ngứa của cây cỏ sữa lá nhỏ

5- Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là căn bệnh nhiễm trùng do virus lây truyền đường ruột có tên là Enterovirus gây ra. Biểu hiện của bệnh là sốt và tổn thương da niêm mạc bóng nước trên nền hồng ban ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông…

Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ:

– Hạ sốt và giảm đau cho trẻ bằng Acetaminophen, Paracetamol.

– Khi trẻ có biến chứng nhiễm trùng, dùng thuốc kháng sinh Cefotaxim, Ceftriaxon, Chlopheramin.

– Dùng kháng thể Immunoglobulin truyền tĩnh mạch.

– Cách ly trẻ và khử khuẩn giường bệnh, quần áo, khăn gối, đồ chơi… của trẻ.

– Áp dụng các biện pháp phòng ngừa đối với các bệnh lây qua đường tiêu hóa.

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:10 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn