Bị rối loạn sắc tố da có chữa được không ?

Theo các chuyên gia, việc điều trị rối loạn sắc tố da không hề đơn giản và dễ dàng, cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh mới có thể xây dựng phương pháp điều trị thích hợp.

Rối loạn sắc tố da là gì?

Rối loạn sắc tố da là hiện tượng tăng sắc tố hoặc giảm sắc tố da hay cả hai hiện tượng này do hệ thống tế bào sắc tố da bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như tiếp xúc với nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời, chấn thương, các chất phóng xạ, các kim loại nặng… Có hai hình thức rối loạn sắc tố da là tăng sắc tố da và giảm sắc tố da. Cụ thể:

  • Tăng sắc tố da:

Tăng sắc tố da

Tăng sắc tố da hơn mức bình thường kèm theo sự xuất hiện của các đốm nâu từ nhạt đến đậm, nhỏ đến lớn, riêng lẻ hoặc liên tục. Tăng sắc tố da ở vùng mặt còn gọi là nám da, ở những vùng da khác trên cơ thể gọi chung là sạm da. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ánh nắng mặt trời, nội tiết tố trong cơ thể, rối loạn chuyển hóa, yếu tố chủng tộc và yếu tố di truyền.

  • Giảm sắc tố da:

Giảm sắc tố da hơn mức bình thường, còn gọi là bệnh bạch biến, với biểu hiện là các đám nhạt màu hoặc mất màu so với những vùng da bình thường, thường gặp ở da hoặc niêm mạc. Nguyên nhân gây giảm sắc tố do chưa được xác định rõ ràng nhưng có một số trường hợp là do lang ben, sẹo phỏng, chấn thương tại chỗ, dùng thuốc bôi chứa Corticoid, thủy ngân…

Giảm sắc tố da

Bị rối loạn sắc tố da có chữa được không ?

Theo các chuyên gia, việc điều trị rối loạn sắc tố da không hề đơn giản và dễ dàng, cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh mới có thể xây dựng phương pháp điều trị thích hợp.

  • Đối với tăng sắc tố da:

– Nám da: Cần phải ưu tiên bảo vệ da, sau đó mới dùng các biện pháp hóa học hoặc vật lý để làm mờ vết nám. Tuy nhiên, cần xem xét đặc điểm của vết nám để lựa chọn phương pháp thích hợp nhất.

– Với sạm da, tàn nhang, tăng sắc tố sau viêm:Có thể điều trị bằng cách dùng Hydroquinon 3 – 4% dạng kem, gôm hay dạng dung dịch cùng với kem chống nắng có SPF = 15. Ngoài ra, cũng có thể dùng thêm Tretinoin kem 0,025 – 0,05% trong trường hợp này. Sau 1 tháng, tình trạng tăng sắc tố sẽ được cải thiện và không tái phát nếu bệnh nhân sử dụng kem chống nắng và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

– Với các nốt ruồi son do ánh nắng: Dùng tretinoin 0,1% dạng kem trong 10 tháng sẽ làm biến mất nốt ruồi son do ánh nắng, dát sắc tố ở mặt của người châu Á và tăng sắc tố sau viêm ở người da đen.

  • Đối với giảm sắc tố da:

– Với thương tổn ít hơn 20% diện tích da: Dùng Methoxsalen 0,1% trong cồn ethanol và Propyleri glycol hoặc  trong acid Mantle dạng kem hay chất nền bôi. Nên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF =15 trước khi chiếu tia cực tím có bước sóng dài (UVA)

– Với thương tổn trên 20 – 25% diện tích da: Dùng Methoxsalen theo liều 0,6 mg/kg uống 2 giờ trước khi chiếu UVA là tốt nhất.

– Với bệnh bạch biến: Corticosteroiđ loại mạnh dạng bôi được chỉ định trong trường hợp này. Nên bôi trong 10 ngày liên tiếp rồi nghỉ 10 ngày, sau đó bôi lại theo liệu trình như vậy. Tuy nhiên, giải pháp này không phải lúc nào cũng thành công, một số trường hợp gây mỏng da mặt và nhiều thay đổi khác.

BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:11 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn