Cẩn thận nhầm lẫn giữa viêm da vùng kín và bệnh giang mai

Viêm da vùng kín hay giang mai đều là những bệnh lý ở đường sinh dục gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đối với những người thiếu kiến thức về các bệnh này thì khả năng nhầm lẫn giữa viêm da vùng kín và bệnh giang mai là rất cao. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn phân biệt được các bệnh này rõ ràng.

Phân biệt bệnh viêm da vùng kín và bệnh giang mai

1- Giang mai và những biểu hiện thường gặp

Giang mai là căn bệnh do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Đây là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm và rất phổ biến hiện nay, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng có quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn.

Bệnh giang mai được chia thành 3 thời kỳ như sau:

  • Thời kỳ đầu:

Bệnh nhân chưa có biểu hiện bất thường. Đến khoảng 10 ngày, 20 ngày hay 3 tháng sau mới phát bệnh. Khi đó, trên cơ thể người bệnh xuất hiện vết trợt (săng giang mai) có hình tròn, phẳng hoặc hình bầu dục đều đặn, không gây đau và tự lành sau 5-8 tuần. Vết trợt này cũng có thể xuất hiện ở vùng kín rất khó phát hiện.

  • Thời kỳ tiếp theo:

Người xuất hiện các vết nhỏ màu hồng, không ngứa, thương tổn nổi sần cao hơn bề mặt da, nằm rải rác khắp cơ thể với kích thước lớn nhỏ không đều. Các vết này có thể có vảy hoặc có mủ, có cái ở da thường hoặc ở lỗ chân lông, nổi thành từng đợt… Đồng thời, cơ thể cũng xuất hiện nhiều hạch nhỏ, rắn, di động ở vùng nách, bẹn, cổ, phía sau tai… nhưng không gây viêm đỏ và đau. Bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ, đau đầu đêm, rụng tóc, đau khớp…

  • Thời kỳ cuối:

Kể từ năm thứ 3 trở đi, bệnh tiến triển ngày càng nặng với các thương tổn chủ yếu ở da, cơ và xương với các “củ giang mai” và “gôm” giang mai. Đồng thời, hệ tim mạch và thần kinh cũng bị tổn thương gây giang mai tim mạch, giang mai thần kinh.

2- Các bệnh viêm da cần phân biệt với bệnh giang mai

  • Viêm da tiếp xúc:

Là bệnh viêm da xảy ra do sự tiếp xúc trực tiếp của da với một số kích thích từ môi trường như thuốc, hóa chất, sơn, cao su, kim loại nặng hoặc ánh sáng. Cơ chế gây bệnh viêm da tiếp xúc là cơ chế dị ứng và cơ chế kích ứng. Sau khi tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh từ 4-24 giờ, da xuất hiện các ban đỏ gây ngứa ngáy, giới hạn ở vùng da tiếp xúc và có ranh giới khá rõ.

BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:

Bị viêm da tiếp xúc nên kiêng gì ?

  • Viêm da cơ địa: 

Đây là một căn bệnh về da thường gặp ở những người có  cơ địa mắc các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn… Ở trẻ nhỏ, bệnh biểu hiện bởi các mụn nước ở mặt, da đầu, bàn tay, bàn chân, cẳng tay, cẳng chân, vùng quấn tả. Còn ở người trưởng thành, ban đỏ chỉ xuất hiện 1 vài vị trí ở cánh tay, khuỷu tay, bàn tay, khoeo chân. Bạn đỏ thường gây ngứa da dữ dội.

  • Đỏ da toàn thân:

Đây là một phản ứng viêm da nặng dẫn đến đỏ da, nứt kẽ và bong tróc da toàn bộ cơ thể. Ngoài ra, đây cũng có thể là biến chứng của bệnh viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, viêm da liên cầu, vảy nến hoặc là biểu hiện của một số bệnh ác tính về máu. Đỏ da toàn thân có thể khởi phát nhanh hoặc chậm. Lúc đầu da thường đỏ và căng, sau đó dày và bong tróc, có thể kèm rụng tóc và móng. Người bị đỏ da toàn thân rất ngứa, bị sốt hoặc hạ thân nhiệt. Da nứt có thể gây tiết dịch, nhiễm trùng.

  • Viêm da dầu:

Bệnh viêm da dầu là một dạng viêm da mạn tính, đặc trưng bởi hiện tượng bong vảy ở mặt và da đầu. Bệnh vẫn chưa được xác định nguyên nhân cụ thể. Viêm da dầu thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi hoặc người từ 30 tuổi trở lên, chủ yếu ở phái nam, có tính chất gia đình và trầm trọng hơn vào mùa lạnh. Biểu hiện của viêm da dầu là các vảy gầu khô và dính ở da đầu, có khi gây ngứa nhưng không làm rụng tóc. Bệnh nặng, các vảy da có thể xuất hiện ở sau tai, trong ống tai lông mày, sống mũi, ngực, vai…

BÀI VIẾT LIÊN QUAN BẠN NÊN XEM:

Da mặt và đầu tiết nhiều bã nhờn gây viêm da điều trị thế nào ?

  • Viêm da thần kinh:

Viêm da thần kinh là căn bệnh xảy ra do bệnh nhân gãi hay chà xát da quá mạnh, kéo dài tại một điểm nào đó trên da. Càng gãi thì càng gây ngứa và thúc đẩy bệnh nhân gãi nhiều hơn, khiến vùng da tại chỗ bị liken hóa, dày và nâu sậm. Các đám da này có ranh giới tương đối rõ, chủ yếu ở da đầu, cổ, vai, cánh tay, cổ tay, cổ chân.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn phân biệt được các bệnh viêm da với bệnh giang mai rõ ràng hơn. Nếu bạn gặp bất kỳ biểu hiện bất thường nào trên da, hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:10 - 03/10/2021

Bình luận (1)

  1. dang says: Trả lời

    E bị nổi viêm da ơ hai bên đùi và mông,cho em hỏi khám đông y hay là tây y hiệu quả hơn và cho em xin dia chỉ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn