Da mặt và đầu tiết nhiều bã nhờn gây viêm da điều trị thế nào ?
Da mặt và đầu tiết nhiều bã nhờn gây viêm da điều trị thế nào ? Nếu bạn đang gặp tình trạng này thì hãy tìm hiểu các thông tin sau đây để biết cách chữa trị viêm da tiết bã ở mặt và da đầu hiệu quả.
Bệnh viêm da tiết bã nhờn ở da mặt và đầu là gì?
Viêm da tiết bã là tình trạng rối loạn da thường gặp gây ảnh hưởng đến làn da và là nguyên nhân phổ biến gây ra gàu. Bệnh viêm da tiết bả xảy ra khi quá trình tái tạo tế bào da bị rút ngắn, khiến các tế bào ở lớp sừng bong tróc nhanh hơn và kết dinh lại với nhau thành vảy. Bệnh viêm da tiết bã có liên quan đến nấm Malassezia phát triển ở những vùng da tiết nhiều nhờn. Ngoài ra, bệnh này cũng có liên quan đến yếu tố di truyền, thời tiết khí hậu, sự thay đổi nội tiết tố, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, sử dụng sản phẩm chăm sóc da tóc không phù hợp, các bệnh lý về thần kinh hoặc suy giảm miễn dịch…
Viêm da tiết bã không phải là bệnh nguy hiểm nhưng khiến da mất thẩm mỹ và khiến bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu. Bệnh viêm da tiết bã có thể xuất hiện ở da đầu, da mặt, da ngực, lưng hoặc những vùng da tiết nhiều dầu trên cơ thể. Trong đó, da mặt và da đầu là hai vị trí thường gặp nhất. Những người bị viêm da tiết bã thường có các biểu hiện sau đây:
- Đóng các vảy màu trắng hoặc hơi vàng, dễ bong tróc, có dầu và dính chặt ở vùng da bị tổn thương.
- Nếu ở da đầu thì được gọi là gàu.Ở vùng mặt, viêm da tiết bã thường biểu hiện với các tổn thương ở giữa lông mày, hai bên mũi và sau tai.
- Các vết da tổn thương.
- Các màng bao phủ lên một vùng da.
- Da tiết nhiều dầu và nhờn.
- Ngứa da hoặc đau nhức, nếu gãi sẽ làm chảy máu.
- Da bị đỏ
- Rụng tóc.
Bấm để xem chi tiết hơn về : Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã
Điều trị bệnh viêm da tiết bã nhờn ở da mặt và đầu
Bệnh viêm da tiết bã có thể được điều trị tích cực bằng cách chăm sóc da kết hợp với việc sử dụng thuốc. Tùy thuộc vào loại da của người bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh và vị trí da bị viêm da tiết bã mà có phương pháp điều trị phù hợp.
– Đối với viêm da da tiết bã ở da đầu
Sử dụng dầu gội đặc trị có chứa một trong các hoạt chất sau:
- Chất chống nấm: Ketoconazole,
- Chất kháng viêm: Salicylic acid, Resorcin,
- Khoáng chất: Pyrithione kẽm, Selenium sulfide,
- Các hoạt chất khác: Ciclopirox, Climbazole, Tar, Polidocanol.
Dầu gội đặc trị có tác dụng loại bỏ vảy và ngăn chặn sự hình thành vảy trên da.
Bệnh nhân nên sử dụng dầu gội đầu hàng ngày cho đến khi kiểm soát được các triệu chứng của bệnh thì giảm lại còn 2-3 lần/tuần. Nếu sau một thời gian sử dụng dầu gội mà mất hiệu quả thì nên sử dụng kết hợp cả 2 loại dầu gội. Theo dõi hiệu quả điều trị và thông báo cho bác sĩ điều trị nếu không đạt kết quả như mong muốn. Bác sĩ có thể xem xét và chỉ định một loại dầu gội đặc trị mạnh hơn hoặc điều trị với kem steroid.
– Đối với viêm da da tiết bã ở da mặt
Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc kháng nấm hoặc các loại kem chống ngứa không cần kê toa. Kết hợp chăm sóc da hàng ngày, giữ da sạch sẽ và thông thoáng để kiểm soát các triệu chứng, giảm viêm và ngăn ngừa bệnh lan rộng. Trong trường hợp phương pháp trên không có hiệu quả, bệnh nhân tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có thể kê đơn các thuốc Corticosteroid tại chỗ, thuốc kháng nấm hoặc kết hợp cả hai loại thuốc này.
Ngoài ra, hiện nay, thuốc Tacrolimus (Protopic) và Pimecrolimus (Elidel) với đặc tính chống viêm và kháng nấm nhẹ cũng được sử dụng để điều trị viêm da tiết bã sau khi các phương pháp khác thất bại hoặc không phù hợp với phương pháp điều trị đó. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch nên không được sử dụng lâu dài. Việc sử dụng thuốc phải được bác sĩ chuyên khoa kê toa cụ thể và theo dõi.
Thông tin hữu ích cho bạn:
Cập nhật lúc 10:10 - 03/10/2021
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!