Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã mà bạn cần biết

Viêm da tiết bã là một trong nhiều căn bệnh về da mà nhiều người gặp phải. Mặc dù nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã vẫn chưa được làm rõ nhưng có không ít giả thuyết được các nhà khoa học đưa ra. Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã mà bạn cần biết.

Viêm da tiết bã là bệnh gì?

Viêm da tiết bã hay chàm tiết bã là căn bệnh viêm da mãn tính do nấm Pityrosporum ovale gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở những người có làn da nhờn, chủ yếu ở độ tuổi từ 20-50. Viêm da tiết bã thường xuất hiện ở nhiều vùng da trên cơ thể, chẳng hạn như da đầu, vùng da phía trong tai, lông mày, mí mắt, mũi, cánh mũi, ngực. Ở người lớn, viêm da tiết bã là nguyên nhân chính gây ra gàu, vảy có màu hơi vàng, bong từng mảng. Còn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, viêm da tiết bã ở da đầu còn được gọi là “cức trâu” và có thể biến mất khi đứa trẻ lớn lên.

Người bị viêm da tiết bã thường có dấu hiệu:

Ở người lớn:

Bệnh bắt đầu với các vảy mỡ nhờn trên da dầu, kèm theo hồng ban và đóng vảy ở vùng da sau tai, cánh mũi hoặc môi. Nhiều trường hợp đóng vảy ở lông mày, vùng râu mọc, trên ngực, dưới vú, chỗ nếp gấp trên thân hoặc cả trên mặt. Vảy có dạng hình cánh hoa kèm theo sần nang lông… hoặc có dạng hình vẩy phấn xếp thành từng dát và mảng khắp người như vảy phấn hồng.

Ở trẻ nhỏ:

Trên đỉnh đầu trẻ có vảy nhờn như mỡ nhưng không ngứa và không nứt hay chảy nước, các vẩy này có màu trắng, xám trắng hoặc vàng. Vẩy này thường xuất hiện ở tuần thứ 3 hoặc thứ 4 sau khi trẻ ra đời.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã mà bạn cần biết

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa khẳng định được nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm da tiết bã. Tuy nhiên, không loại trừ các yếu tố sau đây:

1/Do hormone

Hormone có liên quan đến bệnh viêm da tiết bã. Cụ thể, chứng viêm da tiết bã và vảy phấn da đầu thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là những trẻ dưới 3 tháng tuổi, đến khi 1 tuổi bệnh thuyên giảm dần cho đến khi 4-5 tuổi rồi khỏi hẳn. Tuy nhiên, sau đó, bệnh lại tái phát rầm rộ ở tuổi trưởng thành (nhất là ở người lớn tuổi). Các thời kỳ phát bệnh náy tương ứng với các giai đoạn thiếu hoặc rối loạn hormone.

2/Do nấm

Một loại nấm men có tên Malassezia có khả năng phát triển mạnh ở những vùng có nhiều tuyến bã như da đầu, lưng trên… và gây bệnh viêm da tiết bã. Áp dụng phương pháp điều trị kháng nấm sẽ có hiệu quả trong trường hợp này.

3/Do điều kiện thần kinh

Bệnh viêm da tiết bã có mối liên hệ nhất định với vấn đề thần kinh. Người ta phát hiện các biểu hiện ở da như vẩy da đầu hoặc hồng ban ở nếp gấp mũi và môi trong giai đoạn người bệnh bị stress. Chưa kể, viêm da tiết bã cũng có thể xảy ra thường xuyên hơn ở những người bị bệnh Parkinson, động kinh, liệt dây thần kinh mặt và các rối loạn thần kinh khác…

4/Do suy giảm miễn dịch

Hệ miễn dịch bị suy giảm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã. Trẻ nhỏ bị mắc một số bệnh làm suy giảm miễn dịch hoặc người bị suy giảm miễn dịch do HIV/AIDS có tỉ lệ mắc bệnh cao.

Ngoài các nguyên nhân trên đây thì điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, vệ sinh cá nhân kém hoặc béo phì… cũng góp phần thúc đẩy sự hình thành bệnh viêm da tiết bã.

XEM THÊM:

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:10 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn