Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh chàm bộ phận sinh dục

Chàm bộ phận sinh dục là một trong các biểu hiện của bệnh chàm khó chữa trị nhất. Cùng xem nguyên nhân, biểu hiện của bệnh chàm bộ phận sinh dục. Từ đó biết cách chữa bệnh và phòng tránh bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân của bệnh chàm bộ phận sinh dục

Giống với bệnh chàm ở các bộ phận khác trên cơ thể, chàm bộ phận sinh dục thường là do các nguyên nhân sau:

  • Do di truyền: Nếu trong gia đình từng có người thân có tiền sử bị bệnh chàm thì khả năng con cái bị bệnh này là rất lớn.
  • Dị ứng: Một nguyên nhân chính gây ra bệnh chàm bộ phận sinh dục là do dị ứng với khói bụi, hóa chất, quần áo len dạ, quần lót chật chội ẩm ướt, thuốc nhuộm,…

Biểu hiện của bệnh chàm bộ phận sinh dục

Chàm sinh dục cũng là một biểu hiện của bệnh chàm. Các biểu hiện cơ bản của bệnh cũng là:

  • Da cơ quan sinh dục có mụn đỏ, ngứa ngáy. Mụn đỏ có thể mọc riêng lẽ hoặc mọc thành từng chùm.
  • Mụn đỏ có bóng nước bên trong.
  • Da bong tróc tạo vảy, sần sùi, khô ráp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Mối nguy hại của bệnh chàm sinh dục

Chàm bộ phận sinh dục tuy không phải là căn bệnh lây nhiễm nhưng lại gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Chàm sinh dục thường xuất hiện ở tuổi thiếu niên, thanh niên (nhất là những người từng có quan hệ tình dục). Chàm bộ phận sinh dục gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm trạng của người bệnh, khiến người bệnh ngứa bộ phận sinh dục thường xuyên, khó chịu và ẩm ướt cơ qua sinh dục, mất khoái cảm khi quan hệ, tâm trạng căng thẳng mệt mỏi,…

Một điều đáng lưu ý là bệnh chàm bộ phận sinh dục không được chữa trị sớm sẽ thành bệnh mãn tính, trở thành nỗi ám ảnh cho người mắc bệnh.

Cách điều trị bệnh chàm sinh dục

Để trị dứt bệnh, tốt nhất là nên chú ý phát hiện bệnh sớm, sau đó đến bệnh viện điều trị kịp thời. Bệnh nhân sẽ được thăm khám và xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh rồi bác sĩ sẽ tiến hành điều trị. Bệnh chàm bộ phận sinh dục thường được điều trị bằng các phương pháp sau đây:

+ Mỗi ngày, rửa bộ phận sinh dục và nơi lân cận bằng nước muối loãng 2-3 lần.

+ Tiêm thuốc giảm ngứa, giảm cảm giác mẩn cảm histaglobin.

+ Nếu chàm đã khô, bệnh nhân thường được bôi các chế phẩm steroid mức độ vừa như fucicort, gentrison, eumovate, …

+ Chàm nhiễm trùng và có mủ thì nên dùng kháng sinh uống trong 1 tuần. Dùng thêm thuốc kháng histamin như chlorpheniramine, cetirizine,…

Cách phòng bệnh chàm bộ phận sinh dục

Để bệnh chàm bộ phận sinh dục không tấn công bạn, hãy chú ý các vấn đề sau:

+ Mỗi ngày, vệ sinh vùng kín, cơ quan sinh dục sạch sẽ, nhất là vào những kỳ kinh và những lúc quan hệ tình dục xong.

+ Mặc các loại quần áo thoáng, rộng rãi, dễ thấm mồ hôi.

+ Hạn chế ăn các món ăn dễ dị ứng như nhộng tằm, sáp ong, xúc xích, lạp xường,… Nếu cơ thể từng dị ứng thực phẩm nào thì nên tránh xa.

+ Quần áo, khăn mặt, khăn tắm,… nên dùng riêng, giặt sạch và phơi thoáng dưới nắng mặt trời.

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:04 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn