Bệnh chàm sinh dục có lây không? [Bạn đã biết chưa?]

Chàm là một bệnh ngoài da gây khó chịu, càng khó chịu hơn nếu như bệnh xảy ra ở vùng kín. Do vị trí nhạy cảm nên khá nhiều bệnh nhân băn khoăn bệnh chàm sinh dục có lây không? Làm thế nào khi bị chàm sinh dục? Có những lưu ý gì khi mắc căn bệnh này?

Thắc mắc của bạn đọc K,N (Đak Lak): “Xin chào anh chị, tôi có một thắc mắc muốn hỏi và nhờ chuyên mục giải đáp. Năm nay tôi 32, chưa lập gia đình nhưng đã có bạn gái và có dự định kết hôn. Khoảng tuần trước da vùng kín của tôi bị ngứa. Tôi có đi khám được bảo là chàm sinh dục và được phát thuốc bôi. Hiện tại tôi đã đỡ ngứa nhưng vẫn chưa hết chàm. Vậy tôi có cần phải kiêng quan hệ không và bệnh này có lây cho bạn gái tôi không? Nhờ anh chị giải đáp sớm. Tôi xin cảm ơn!”

chàm sinh dục có lây không
Chàm sinh dục có lây không? Phải làm gì khi bị chàm sinh dục?

Bệnh chàm sinh dục có lây không? Giải đáp

Chàm là một bệnh ngoài da không hiếm gặp, bệnh chiếm tỉ lệ khoảng 20 – 25% các ca bệnh ngoài da ở nước ta.  Khi chàm xảy ra ở vùng sinh dục và các vùng da lân cận thì gọi là chàm sinh dục. Tuy nhiên chàm ở vùng sinh dục thường có tỉ lệ ít hơn so với các vị trí khác.

Do đó về bản chất chàm sinh dục vẫn là một dạng chàm. Chàm sinh dục là bệnh ngoài da không lây, bệnh cũng không gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe (kể cả chàm ở trẻ nhỏ). Tuy nhiên khi mắc bệnh chàm, người bệnh cũng gặp nhiều khó chịu, bất tiện và cảm thấy không thoải mái, tự tin do bệnh gây ngứa ngáy, da thô ráp, bong tróc, ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ của người bệnh.

Chàm sinh dục có ảnh hưởng đến tình dục không?

Trong trường hợp quan hệ tình dục khi bị chàm sinh dục cũng không hề lây nhiễm. Tuy nhiên nếu đang bị chàm sinh dục, bệnh nhân thường được khuyên không nên quan hệ vì một số lí do sau:

  • Các vết chàm thường cộm và sần sùi, khi quan hệ, ma sát sẽ rất khó chịu cho cả hai bạn.
  • Việc quan hệ khi đang bị chàm sinh dục có thể làm tăng nguy cơ trầy xước tại các vùng da bị chàm. Từ đó có thể dẫn đến một số vấn đề như lở loét, nhiễm khuẩn và làm cho tình trạng bệnh lan rộng.

Do đó, mặc dù về lý thuyết thì chàm sinh dục không ảnh hưởng đến chức năng tình dục, không hề lây nhiễm khi quan hệ nhưng bệnh nhân vẫn thường được khuyên nên kiêng cho đến khi khỏi hẳn. Những bệnh nhân bị chàm sinh dục nặng càng phải thực hiện kiêng cử triệt để hơn.

thăm khám sớm khi bị chàm sinh dục
Thăm khám sớm khi bị chàm sinh dục để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả hơn

Lời khuyên dành cho bệnh nhân bị chàm sinh dục

Khi mắc bệnh chàm sinh dục, bệnh nhân thường hoang mang, lo lắng vì căn bệnh này đôi khi thường bị hiểu nhầm là bệnh truyền nhiễm hoặc nhầm lẫn với một số bệnh lây qua đường tình dục. Tốt nhất, trong thời gian mắc bệnh chàm sinh dục, bạn nên chú ý một số lời khuyên sau:

1. Về tâm lý

Cần giữ tâm lý thoải mái, tập trung điều trị bệnh, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức để không ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh. Có thể trao đổi với bạn gái hoặc người vợ hoặc chồng để cả hai cùng hiểu rõ về căn bệnh này, tránh những hiểu lầm không đáng có gây ảnh hưởng đến tâm lý cũng như quá trình điều trị bệnh. Chú ý điều chỉnh thời gian sinh hoạt, nghỉ ngơi để ổn định tâm lý và tạo sự thoải mái.

2. Về dinh dưỡng

Bệnh nhân cần lưu ý tránh ăn các thực phẩm dễ kích ứng cho da để tránh bị ngứa. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà các thực phẩm cần kiêng có thể sẽ khác nhau. Trong đó có một số thực phẩm thường hay gây dị ứng, ngứa ngáy như:

  • Trứng và một số loại thịt.
  • Các món ăn từ hải sản.
  • Một số loại đậu.
  • Các món ăn cay nóng, ngâm chua,…

Chú ý bổ sung các loại thực phẩm đa dạng, bổ sung nhiều rau xanh, các loại trái cây. Đặc biệt cần chú ý uống nhiều nước (từ 1,5 – 2 lít mỗi ngày).

3. Lưu ý trong sinh hoạt, vệ sinh

  • Chú ý lựa chọn và sử dụng các loại quần áo rộng rãi, thoải mái và thấm hút tốt. Nên tránh sử dụng các loại quần áo bó sát, chật chội. Đặc biệt cần dùng quần lót thoải mái, mềm mại khi bị chàm sinh dục để tránh bị ngứa ngáy, khó chịu.
  • Thực hiện vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên để tránh ảnh hưởng xấu đến vùng da bị chàm sinh dục. Khi vệ sinh da, bạn cũng cần lưu ý tránh dùng các loại sản phẩm dịu nhẹ với làn da. Tránh các sản phẩm có tính tẩy mạnh.
  • Tránh các yếu tố có hại với da như đất bẩn, nước bẩn, các khu vực ẩm ướt, ô nhiễm,…
  • Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là tắm giặt, ăn uống.

Chàm sinh dục là bệnh có thể lây, tuy nhiên khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân không nên quá lo lắng mà cần chú ý các biện pháp chăm sóc, kiểm soát bệnh kết hợp điều trị kịp thời. Hi vọng một số lời khuyên trên đây sẽ giúp ích cho bạn khi không may mắc phải căn bệnh khó chịu này.

Hiểu thêm về bệnh chàm

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:11 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn