Bệnh chàm có lây không?

Bệnh chàm là một căn bệnh ngoài da, tuy không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại gây mất thẩm mỹ, làm mất đi sự tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Vậy căn bệnh này có khả năng lây nhiễm hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết sau đây. 

Bệnh chàm có lây không?

Bệnh chàm hay còn gọi là bệnh eczema, là căn bệnh ngoài da thường gặp. Chứng bệnh này không loại trừ bất cứ đối tượng nào, nghĩa là bất cứ ai cũng có thể bị chàm, nhất là ở đối tượng trẻ em. Căn bệnh này thường phát triển theo 5 giai đoạn với 5 mức độ khác nhau là tấy đỏ, mụn nước, chảy nước, da nhẵn, bong vảy da. Ở mỗi giai đoạn thì vùng da bị tổn thương cũng ở những mức độ khác nhau, tuy nhiên chúng cũng đều gây ra những cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khiến người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên. Chưa hết, vì là bệnh ngoài da nên chàm sẽ gây mất thẩm mỹ, làm da bị sần sùi.. làm mất đi sự tự tin vốn có.

Bệnh chàm có khả năng lây nhiễm hay không?
Bệnh chàm có khả năng lây nhiễm hay không?

Mặc dù căn bệnh gây ra những ảnh hưởng không tốt đến người bệnh nhưng mai thay chúng không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì chàm lại có yếu tố di truyền. Cụ thể là khi các bà mẹ bị chàm trong giai đoạn mang thai mắc bệnh thì cũng có khả năng lây nhiễm sang con.

Thêm vào đó, nếu như điều trị không đúng cách thì chàm có thể lây lan từ vị trí này đến vị trí khác trên cơ thể như tay, chân, mặt mũi… Vì vậy, nếu đang bị bệnh chàm thì bạn cũng cần lưu ý chăm sóc bản thân mình cho phù hợp để bệnh nhanh khỏi.

Cần lưu ý gì để bệnh chàm nhanh được chữa khỏi?

Ngoài việc dùng các loại thuốc bôi đặc trị, để bệnh nhanh được chữa khỏi, người bệnh cần chú ý thay đổi một số thói quen ăn uống sinh hoạt hàng ngày sao cho hợp lý. Cụ thể như sau:

1. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

  • Người bệnh nên uống nhiều nước để giúp cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ cải thiện tình trạng tróc vảy trên da.
  • Phải ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, nên tránh ăn những thức ăn tanh, dễ dị ứng như vịt, sữa, tôm cua…
  • Tránh xa các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… khi đang trong quá trình điều trị bệnh vì chúng sẽ khiến bệnh ngày càng nặng.
  • Uống các loại trà thanh nhiệt như atiso, trà xanh… để thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.

2. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Các bệnh liên quan đến da liễu thường xuất phát từ việc chăm sóc, vệ sinh da hàng ngày không đúng cách và không được sạch sẽ. Do đó, để bệnh nhanh khỏi và cũng là để ngăn chặn nguy cơ bị chàm “nhòm ngó” thì bạn cần tắm rửa thường xuyên, đặc biệt với những người làm việc trong môi trường ô nhiễm bụi bẩn, phải tiếp xúc với hóa chất… thì bảo vệ và vệ sinh cơ thể sạch sẽ lại càng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Tắm rửa thường xuyên sẽ giúp cho bạn tránh được nguy cơ mắc bệnh chàm
Tắm rửa thường xuyên sẽ giúp cho bạn tránh được nguy cơ mắc bệnh chàm

Vì thời tiết thay đổi thất thường cũng là một trong những nguyên nhân gây nên không ít những chứng bệnh ngoài da như chàm, mề đay. Do đó bạn cũng cần chú ý ăn mặc cho phù hợp và đừng quên mang khẩu trang khi đi ra ngoài.

3. Luôn giữ không gian sống được khô thoáng và sạch sẽ

Môi trường ô nhiễm, nguồn nước bẩn chính là những nơi trú ngụ hoàn hảo cho những vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Do đó, bạn cũng cần thường xuyên vệ sinh nơi ở của mình được sạch sẽ, không để nước bị tù đọng lâu ngày. Bạn cũng nên thường xuyên giặt giũ chăn gối để loại bớt những mầm bệnh.

4. Tránh tiếp xúc với những vật dễ gây dị ứng

Không chỉ những người bị chàm mà đối với những người thường hay bị những bệnh ngoài da nói chung đều nên tránh tiếp xúc với những thứ dễ gây dị ứng cho da như phấn hoa, lông động vật, khói bụi, hóa chất, các loại mỹ phẩm… tránh tình trạng da sẽ bị khô và ngứa.

5. Sử dụng các sản phẩm an toàn

Trong mỗi loại sản phẩm như sữa tắm, dầu gội, các loại kem dưỡng da đều chứa các thành phần khác nhau. Vì thế để an toàn cho da, bạn cần lựa chọn những sản phẩm thường không gây ra kích ứng, an toàn, dịu nhẹ cho làn da của mình.

Khi làm những công việc nhà như giặt giũ, rửa chén bát…bạn cần mang bao tay để bảo vệ làn da của mình.

Trên đây là những biện pháp giúp cho bệnh của bạn nhanh được chữa khỏi, đồng thời có thể ngăn ngừa được nguy cơ bệnh tái phát. Tuy nhiên, khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường, việc đầu tiên mà bạn nên làm là đến các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị cho hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

Bài viết tham khảo

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:12 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn