Bệnh chàm môi và những điều bạn cần biết
Bệnh chàm môi gây khô môi, tróc vảy, rách mép, nứt môi, đỏ da và lan rộng. Bệnh gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh. Chàm môi không thể tự khỏi nếu không điều trị. Bệnh có xu hướng nặng, biến chứng bội nhiễm và khó chữa khi tái phát mãn tính. Bài viết dưới đây cung cấp đầy đủ kiến thức bệnh chàm môi và gợi ý liệu pháp điều trị bằng thảo dược tự nhiên ưu việt nhất hiện nay.
Bệnh chàm môi là gì? Nhận biết triệu chứng chàm môi
Chàm ở môi là tình trạng viêm da liên quan đến cơ địa dị ứng. Bệnh có tính chất mãn tính, tái phát nhiều lần và khó điều trị dứt điểm. Cũng giống hầu hết các bệnh về da khác, chàm môi gây khó chịu, bất tiện cho người bệnh. Đối với nhiều người, chàm môi thực sự là nỗi khổ không biết tỏ cùng ai và trở thành cơn ác mộng mỗi lần tái phát.
Triệu chứng chàm môi có nhiều đặc điểm tương đồng với chứng khô môi. Điều này khiến nhiều người bỏ lỡ thời điểm vàng dễ chữa trị khi chàm môi nhẹ. Do đó, bạn có thể nhận biết các triệu chứng chàm qua các biểu hiện sau:
- Môi và vùng da quanh miệng xuất hiện nhiều vết nứt nẻ, lở loét, khô và bị tróc vảy.
- Chàm môi nặng các vết lở bị nứt toác, rớm máu, ngứa và đau rát.
- Khi cười lớn hoặc nói chuyện, ăn uống rất khó khăn và rất đau đớn.
- Bệnh chàm môi thường xuất hiện xung quanh môi, ở cả môi và 2 mép môi.
Bệnh chàm môi có lây không? có nguy hiểm không?
Bệnh chàm môi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tâm lý cũng như tính thẩm mỹ của người bệnh. Bệnh gây ngứa, khó chịu, đau đớn khiến người bệnh lo lắng về sức khỏe. Nhưng những vết lở loét ở môi, khô, đỏ, chảy máu khiến làn môi trở nên xấu xí, kém nổi bật, ngứa da, mất tự tin.
Khi bị bệnh phải kiêng cữ, uống thuốc, không dùng son môi nên khiến đôi môi bạn nhợt nhạt, thiếu sức sống. Việc xuất hiện chàm ở môi khiến người bệnh ngại ngùng, mất tự tin, mệt mỏi. Tình trạng nứt nẻ, lở loét môi ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống, nói chuyện, giao tiếp.
Đặc biệt, chàm môi không được điều trị sẽ ngày càng nặng hơn. Tình trạng nứt nẻ, lở loét dễ xảy ra biến chứng nhiễm khuẩn, bội nhiễm. Bội nhiễm da rất nguy hiểm, khó khắc phục, tăng nguy cơ nhiễm trùng máu và thường để lại sẹo
Bệnh chàm môi không có khả năng lây nhiễm, không lây từ người bệnh sang người lành. Tuy nhiên, chàm có xu hướng lan rộng ra các vùng da lân cận trên cơ thể người bệnh. Chính vì vậy, việc điều trị ngay khi nhận thấy triệu chứng và đúng nguyên nhân gây bệnh là rất cần thiết.
Nguyên nhân gây bệnh chàm môi do đâu?
Cho đến nay, nguyên nhân gây chàm da chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh có liên quan đến 1 số yếu tố sau:
- Do thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời.
- Các tác nhân xung quanh như cây cỏ, phấn hoa gây dị ứng cho môi.
- Do côn trùng, sâu bọ, vi trùng đốt hoặc trúng độc từ chúng.
- Môi thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất hóa học, chất tẩy rửa, sơn dầu, mỹ phẩm, son phấn.
- Do cọ xát mạnh, gãi làm nứt da môi.
- Rối loạn hệ thần kinh, rối loạn tiêu hóa
- Nội tiết tố bị rối loạn như thời kì dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh.
- Có thể do rối loạn trao đổi chất
- Thể trạng người bệnh dễ bị kích ứng hoặc một số chất kích thích.
Điều trị chàm môi và những sai lầm thường gặp
Bệnh chàm môi có thể chữa được nếu như điều trị sớm bằng phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, đa số người bệnh gặp tình trạng điều trị chàm mãi không khỏi, bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền TƯ, lý do chữa chàm môi mãi không khỏi là do người bệnh mắc phải những sai lầm trong điều trị. Những sai lầm thường gặp bao gồm:
Lạm dụng thuốc bôi chữa chàm môi
Chàm môi bôi thuốc gì cần căn cứ vào mức độ và thể chàm gặp phải. Việc tùy tiện mua và sử dụng thuốc tại nhà không đúng thuốc, không đúng liều lượng khiến chàm nặng hơn hoặc tái phát sau điều trị. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc trong thời gian dài gây ra các dụng phụ không mong muốn như bào mòn da, môi đổi màu, ảnh hưởng đến chức năng tạng phủ. Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị chàm môi gồm:
- Thuốc có chứa Corticoid: Các loại kem bôi chứa corticoid như hydrocortisone 1% giúp giảm triệu chứng đỏ, ngứa và kháng viêm tại môi. Trường hợp nặng hơn có thể được chỉ định corticoid đường uống.
- Thuốc kháng Histamin: Thuốc dạng bôi giúp giảm ngứa và khó chịu do chàm môi.
- Thuốc kháng sinh: Khi bệnh chàm môi có biểu hiện nhiễm khuẩn, sốt cao, môi rỉ dịch vàng, chảy máu, cơ thể mệt mỏi cần điều trị bằng kháng sinh thích hợp.
Trong điều trị, người bệnh cần tuân thủ tư vấn của bác sĩ. Tác dụng phụ của corticoid là gây teo da, mỏng da, nổi mụn. Thuốc kháng sinh, corticoid đường uống có thể gây ảnh hưởng đến tuyến thượng thận, hệ tiêu hóa và xương. Nhiều trường hợp được khuyến nghị không nên sử dụng corticoid nếu da quá mỏng và nhạy cảm.
Tùy tiện chữa chàm môi tại nhà bằng mẹo dân gian
Ngoài việc lạm dụng thuốc Tây thì tùy tiện chữa chàm da tại nhà cũng là sai lầm thường gặp của người bệnh. Về cơ bản, các mẹo dân gian sử dụng thảo mộc tự nhiên nên khá lành tính. Tuy nhiên, việc sử dụng dược liệu theo cảm tính, không có công thức và định lượng rõ ràng nên hiệu quả không cao, bệnh dễ tái phát. Nhất là nguy cơ bội nhiễm tiềm ẩn khi áp dụng sai cách chữa.
Trường hợp chị Hương (Hoa Lư – Ninh Bình) bị chàm môi mãn tính. Mỗi lần tái phát, chị áp dụng cách chữa chàm môi bằng dầu dừa. Sau mỗi lần bôi chị cảm thấy vùng môi có biểu hiện nóng lên và giảm ngứa. Mỗi lần chữa trị kéo dài 15 ngày mới thấy hiệu quả. Sau đó, chàm môi lại tái phát lần sau nặng hơn lần trước.
Lần gần đây nhất, chị dùng dầu dừa chữa chàm môi nhưng càng bôi triệu chứng càng nặng. Chị Hương phải cầu cứu bác sĩ trong tình trạng môi bị nhiễm khuẩn nặng, đám mụn môi có biểu hiện mưng mủ, rỉ dịch vàng. Sau đó chị đã mất nhiều thời gian để khắc phục tình trạng bội nhiễm.
Trường hợp của chị Hương không hiếm gặp, vì đa số người bệnh đều tìm kiếm cách chữa tại nhà. Nhiều trường hợp còn sử dụng các bài thuốc lá như:
- Chữa chàm môi bằng lá trầu không: Lấy lá trầu không giã nát, lọc lấy nước và bôi trực tiếp lên môi. Bôi liên tục 2 – 3 tuần để có hiệu quả.
- Tỏi giảm viêm do chàm môi: Bóc 1 củ tỏi, rửa sạch, giã và lọc lấy nước và bôi trực tiếp lên vùng môi bị chàm. Bôi liên tục trong 2 tuần.
- Giảm bong tróc môi bằng mật ong: Bôi mật ong nguyên chất lên vùng môi bị khô và bong tróc. Mật ong có thể giúp kháng viêm, giảm ngứa khi bôi liên tục 2 – 3 lần/ ngày.
Các cách chữa tại nhà chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng, ít có tác dụng điều trị. Nguy cơ nhiễm độc, nhiễm khuẩn từ dược liệu chưa được tách chiết rất dễ xảy ra. Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả tốt và tránh những biến chứng không mong muốn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.
Giải pháp an toàn từ bài thuốc thảo dược chữa chàm môi hiệu quả
Cũng từ những thảo dược tự nhiên nhưng kết hợp cùng lúc nhiều vị thuốc theo công thức chuẩn, dựa trên nguyên tắc Đông y và kế thừa nhiều bài thuốc cổ, Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Bài thuốc là giải pháp điều trị bệnh chàm môi và các bệnh viêm da ưu việt nhất hiện nay.
Thanh bì Dưỡng can thang kết hợp hoàn chỉnh trong công thức thuốc điều trị bên trong, làm lành tổn thương bên ngoài. Bài thuốc kết hợp: Thuốc uống, thuốc ngâm rửa và tinh chất bôi. Nhờ vậy, Thanh bì Dưỡng can thang đem lại hiệu quả toàn diện, lâu dài, hạn chế tái phát.
Hơn 30 vị thuốc Nam quý như: Bồ công anh, Kim ngân hoa, Tang bạch bì, Trầu không, Dâu tằm, Kinh giới, Mò trắng, Bí đao, Mật ong… Phát huy sức mạnh dược tính, cùng lúc giải quyết nhiều căn nguyên và các vấn đề về sức khỏe. Một mặt tăng cường giải độc, thanh nhiệt, mát gan, đẩy lùi phong hàn, huyết nhiệt, ngăn tái phát bằng bài thuốc uống. Một mặt làm sạch da, sát khuẩn, kháng viêm, dưỡng môi, lành tổn thương, tái tạo và làm đều màu môi bằng bài thuốc ngâm rửa, tinh chất bôi.
Thành phần 100% thảo dược tự nhiên, dược liệu chuẩn sạch theo tiêu chuẩn GACP-WHO. Bào chế theo quy trình khép kín, thử nghiệm kỹ lưỡng, kiểm định chất lượng nghiêm ngặt. Thanh bì Dưỡng can thang an toàn, không tác dụng phụ. 95% bệnh nhân khỏi bệnh chàm môi và các bệnh về da sau 2 – 3 tháng, 5% thuyên giảm chậm do không tuân thủ điều trị khiến thuốc mất tác dụng.
Cảm nhận của người bệnh:
Chị Mai (Ứng Hòa – Hà Nội): “Tôi bị chàm môi mãn tính và thường xuyên tái phát chữa nhiều năm không khỏi. Biết đến bài thuốc Nam của Trung tâm Thuốc dân tộc tôi đã đến khám chữa. Tôi dùng thuốc thấy các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt sau 7 – 10 ngày. Kiên trì dùng hết 2 tháng thuốc thì tôi đã loại bỏ được triệu chứng chàm môi, hơn 1 năm rồi chưa tái phát”.
Anh Long (TP HCM): “Tôi là nghệ sĩ thổi kèn Saxophone lại mắc bệnh chàm môi nên ảnh hưởng nhiều đến công việc. Tôi đã chữa bằng nhiều thuốc không khỏi, từng nghĩ là phải bỏ nghề. May mà được biết đến Trung tâm Thuốc dân tộc ở 145 Hoa Lan – Q. Phú Nhuận. Sau 1 liệu trình điều trị tôi đã thoát khỏi bệnh. Từ đó đến nay không thấy tái phát nên tôi mới có thể tiếp tục công việc”.
Những lưu ý khi điều trị bệnh chàm môi
Để việc điều trị đạt được hiệu quả tốt, phòng tránh tình trạng tái phát, người bệnh cần chú ý những lưu ý sau:
- Không nên tùy tiện sử dụng các cách chữa bệnh bằng thuốc theo cảm tính không có hướng dẫn của bác sĩ.
- Bổ sung vào bữa ăn nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết có trong các loại rau có màu xanh đậm, nhất là rau họ cải, súp lơ xanh. Bổ sung củ, quả tươi có chứa nhiều vitamin A, B, E như: cam, bưởi, đu đủ, cà rốt, xoài… Ăn thêm các thực phẩm có tính mát, giúp giải độc, hạn chế viêm, ngứa.
- Kiêng ăn các loại hải sản, các món ăn lạ, thực phẩm và đồ ăn cay nóng, bia rượu và chất kích thích, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ… Nhóm thực phẩm này dễ gây kích ứng môi khiến bệnh chàm môi tăng nặng và khó điều trị.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng hàng ngày.
- Nên sử dụng một số loại tinh dầu như oliu, dầu dừa để tăng cường độ ẩm cho da.
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và gợi ý một số phương pháp điều trị bệnh chàm môi. Hãy liên hệ với Trung tâm Thuốc dân tộc để nhận được tư vấn và hướng dẫn điều trị bằng thảo dược hiệu quả, an toàn từ phía các bác sĩ YHCT đầu ngành.
Thông tin liên hệ:
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
- Đơn vị đầu tiên và duy nhất kết hợp nghiên cứu và khám chữa bệnh bằng YHCT hàng đầu hiện nay.
- Trung tâm quy tụ đội ngũ các chuyên gia, tiến sĩ, thạc sĩ, thầy thuốc ưu tú và bác sĩ YHCT đầu ngành.
- Nơi tinh hoa YHCT hội tụ với hơn 100 bài thuốc cổ phương và nhiều vị thuốc quý.
- Dịch vụ y tế chất lượng cao, được nhân dân tin tưởng với hàng trăm lượt bệnh nhân thăm khám mỗi ngày tại hệ thống các Phòng chẩn trị YHCT Thuốc dân tộc.
- Trung tâm vinh dự nhận được nhiều giải thưởng danh giá (Xem chi tiết)
Hà Nội: Biệt thự B31, Ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – SĐT, Zalo: (024) 7109 5599 – 0983 059 582
Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long – SĐT, Zalo: 0972 606 773
Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT, Zalo: (028) 7109 5599
Website: http://www.thuocdantoc.org/ Fanpage: Trung tâm Thuốc dân tộc
Xem thêm Video: Hướng dẫn điều trị viêm da cơ địa (chàm), á sừng hiệu quả
Cập nhật lúc 10:10 - 03/10/2021
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!