Cồn i-ốt có chữa được hắc lào không?

Cồn i-ốt (iod) là một trong những loại thuốc diệt khuẩn phổ rộng. Gần đây có nhiều thắc mắc của bạn đọc hỏi về vấn đề cồn i-ốt có chữa được hắc lào không? Dưới đây là một số thắc mắc mà bạn cần biết về cồn i-ốt, tác dụng, cách sử dụng và một số vấn đề khác mà bạn cần biết.

cồn i-ốt có chữa được hắc lào
Cồn i-ốt có chữa được hắc lào?

 

Cồn i-ốt có chữa được hắc lào không?

Cồn i-ốt có thể chữa được hắc lào, đồng thời đây là một loại thuốc chữa được nhiều bệnh ngoài da khác. Về cơ bản, cồn i-ốt là một trong những loại thuốc có một số đặc tính như:

  • Khả năng sát trùng mạnh.
  • Tác dụng diệt nấm trên vùng da.
  • Loại bỏ tình trạng lây lan các vấn đề ngoài da do vi nấm, vi khuẩn.
  • Cải thiện các vấn đề viêm nhiễm, mưng mủ trên da.

Mặc dù có khả năng cải thiện tình trạng hắc lào và một số bệnh ngoài da, tuy nhiên việc điều trị bệnh bằng cồn i-ốt cần cẩn thận và không được dùng tùy tiện. Về cơ bản, cồn i-ốt là một loại chất có hoạt động rất mạnh do đó cũng có mức độ nguy hiểm nhất định, có thể ảnh hưởng xấu nếu dùng không đúng cách.

Một số đặc điểm của cồn i-ốt

1. Tên chung của cồn i-ốt

Tên chung của cồn i-ốt là Spiritus iodi concentratus (Spiritus iodi concentratus). Đây là một loại phức chất bền của polyvinylpyrrolidone và i-ốt.

2. Hàm lượng cồn i-ốt được sử dụng

Cồn i-ốt có hoạt lực rất mạnh, do đó không sử dụng cồn i-ốt có dạng đậm đặc vì rất nguy hiểm khi tiếp xúc với da. Trên thực tế, khi sử dụng cồn i-ốt, hàm lượng sử dụng chỉ dao động từ 1 – 2%, cá biệt có một số trường hợp dùng cồn i-ốt với hàm lượng khoảng 5%. Ngoài ra, cồn i-ốt còn có thể được pha loãng dạng dung dịch với mức độ nhất định tùy theo tình trạng của da, đối tượng được sử dụng.

3. Cồn i-ốt được chỉ định trong những trường hợp nào?

Trong việc điều trị, cồn i-ốt thường được chỉ định trong sát khuẩn các vết thương trên da, trên niêm mạc. Thường áp dụng để làm sạch da trước khi tiến hành phẫu thuật. Ngoài ra, ứng dụng của cồn i-ốt  cũng được sử dụng để điều trị các trường hợp có nhiễm khuẩn ngoài da, nấm da. Tùy theo mục đích sử dụng mà nồng độ cồn i-ốt sẽ được cân nhắc điều chỉnh cho phù hợp để đạt hiệu quả phù hợp nhất.

4. Chống chỉ định đối với cồn i-ốt

Tương tự như một số loại thuốc điều trị khác, cồn i-ốt cũng có những chống chỉ định riêng biệt. Cồn i-ốt chống chỉ định đối với một số trường hợp như:

  • Bệnh nhân có cơ địa quá mẫn với i-ốt.
  • Không được bôi trực tiếp lên niêm mạc.
  • Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.

5. Thận trọng

Cồn i-ốt khi sử dụng cần phải thận trọng vì đây là loại thuốc hoạt tính mạnh. Khi sử dụng cồn i-ốt cần thận trong với các yếu tố sau:

  • Thận trọng về hàm lượng sử dụng, không được dùng quá liều để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Ngoài ra cần tránh dùng cồn i-ốt trên diện rộng.
  • Không dùng cồn i-ốt trên da với các vị trí có tổn thương sâu.
  • Khi sử dụng cồn i-ốt không được để cho cồn i-ốt dây vào mắt.

6. Tác dụng phụ

Khi sử dụng cồn i-ốt cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là trong một số trường hợp như:

  • Da của bệnh nhân bị hắc lào sau khi sử dụng có thể chuyển sang tình trạng sẫm màu, đen sậm hơn.
  • Một số trường hợp sử dụng cồn i-ốt phản ứng nặng có thể gây ra tình trạng bỏng da.
  • Bên cạnh đó việc sử dụng cồn i-ốt tùy tiện trong điều trị bệnh ngoài da cũng có thể khiến cho da bị nhiễm khuẩn nặng hơn, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Khi sử dụng cồn i-ốt trên vùng da diện rộng, vết thương hở, tổn thương sâu cũng có thể gây ra tình trạng nhiễm độc i-ốt, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
cồn i-ốt thoa ngoài da
Cồn i-ốt thoa ngoài da giúp cải thiện tình trạng bệnh hắc lào, tuy nhiên cần phải sử dụng đúng cách

Cách chữa hắc lào bằng cồn i-ốt

Các bước chữa hắc lào bằng cồn i-ốt không quá phức tạp, thời gian thực hiện không kéo dài. Tuy nhiên khi dùng cồn i-ốt để chữa bệnh hắc lào cần đảm bảo thực hiện đúng cách để tránh ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh. Các bước chữa hắc lào bằng cồn i-ốt gồm có:

  • Lựa chọn cồn i-ốt với nồng độ phù hợp để điều trị ngoài da.
  • Vệ sinh cẩn thận vùng da bị hắc lào trước khi điều trị bằng cồn i-ốt. Tốt nhất nên dùng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn để vệ sinh da.
  • Lau khô da nhẹ nhàng với khăn sạch, mềm mại sau khi vệ sinh. Tránh chà xát mạnh trên da.
  • Dùng tăm bông sạch tẩm một ít cồn i-ốt sau đó thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị hắc lào để làm sạch da.

Thông thường, tùy theo mức độ bệnh hắc lào mà thời gian thực hiện có thể từ 2 tuần đến 4 tuần. Mỗi ngày có thể thực hiện cách này 2 – 3 lần tùy theo mức độ bệnh.

chữa hắc lào bằng cồn i-ốt
Dùng cồn i-ốt chữa hắc lào cần đúng cách để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn

Một số lưu ý khác khi điều trị hắc lào bằng cồn i-ốt

  • Không dùng cồn i-ốt quá 3 lần/ngày, không dùng quá nhiều cồn i-ốt mỗi lần thực hiện vì có thể ảnh hưởng xấu đến da.
  • Trong quá trình điều trị hắc lào bằng cồn i-ốt cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, sát trùng thường xuyên để tránh hắc lào lan rộng.
  • Trong thời gian điều trị hắc lào cũng không được dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác.
  • Hạn chế tiếp xúc với nguồn đất, nước bẩn để tránh tình trạng bệnh hắc lào lan rộng trên da.
  • Tránh đến các khu vực ô nhiễm, nhiều khói bụi vì có thể làm cho tình trạng bệnh hắc lào tiến triển nặng hơn.

Trên đây là một số vấn đề bạn cần biết trong điều trị hắc lào bằng cồn i-ốt. Việc hiểu và điều trị đúng có vai trò rất quan trọng, giúp cho bệnh sớm khỏi và ngăn ngừa tiến triển trở lại. Hi vọng một số thông tin trên có thể giúp bạn sớm cải thiện được tình trạng sức khỏe của mình.

Bạn cần biết khi mắc bệnh hắc lào:

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:10 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn