Phòng và trị bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em

Phòng và trị bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em không phải là khó, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi và phòng tránh tái phát. Chàm bội nhiễm hay còn gọi là viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ, thường gặp ở độ tuổi từ 3-6 tháng tuổi. Chàm bội nhiễm gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ và sức khỏe của trẻ, quý vị phụ huynh phải cẩn thận khi chăm sóc con nhỏ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em

– Giai đoạn khởi phát, các nốt đỏ xuất hiện trên da của trẻ, gây ngứa ngáy và khó chịu. Chàm bội nhiễm thường khư trú ở da mặt, sau đó lan ra má, cằm.

– Gian đoạn phát bệnh, các nốt đỏ chuyển thành dạng có chứa mủ nước bên trong, dễ vỡ, vỡ ra chảy dịch màu vàng và khiến da bong vảy. Nếu bị bội nhiễm mụn mủ thường lở loét và đau nhức dữ dội, nặng hơn còn làm nhiễm trùng toàn thân kèm sốt cao. Bệnh không có biến chứng nguy hiểm sẽ dần khô các mủ nước và lành da.

Bệnh chàm bội nhiễm thường gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên nếu bệnh không được chữa trị triệt để sẽ trở thành bệnh mãn tính, tái đi tái lại và gây nhiều phiền phức cho cuộc sống của trẻ sau này.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cách chữa trị bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em

– Giai đoạn khởi phát dùng thuốc sát khuẩn, chống viêm và chống nhiễm trùng cho da. Thuốc kháng sinh để uống là amoxicilin, cephalosporin,..Thuốc bôi là cream synalar-neomycin, cream celestoderm-neomycin, xanh metylen, milian,…

– Giai đoạn phát bệnh hay dùng các loại thuốc chống ngứa và chống dị ứng da théralèn, chlorpheniramin, phenergan,… Các dạng thuốc này được điều chế dưới dạng siro uống.

– Khi bệnh sắp lành có thể bôi thuốc mỡ chứa corticosteroid đẻ làm bong vảy thừa trên da, liền da không để lại sẹo.

Hiện nay, các loại thuốc này được bán rộng rãi ở các nhà thuốc tây. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên tự ý mua thuốc về chữa bệnh chàm cho trẻ em. Sử dụng bừa bãi các loại thuốc dễ làm nhiễm trùng và tổn thương da của trẻ. Tốt nhất, khi phát hiện bệnh hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi đồng và dùng thuốc theo chỉ định, đồng thời thực hiện các biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà.

Cách phòng bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em

Để bệnh chàm mau khỏi, không tái phát làm ảnh hưởng đến trẻ. Phụ huy nên học cách chăm sóc trẻ khoa học hơn:

  • Cho trẻ đi ngủ sớm trước 22h mỗi ngày, không nên cho trẻ thức khuya.
  • Không tạo các áp lực quá lớn về thành tích học tập lên con trẻ. Áp lực tâm lý là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh ngoài da và các căn bệnh bên trong cơ thể, kể cả bệnh thần kinh.
  • Cho trẻ tắm rửa mỗi ngày sạch sẽ bằng nước sạch, có thể dùng thêm các loại xà phòng và sữa tắm dùng cho trẻ em. Tắm xong lau khô người và cho trẻ mặc các loại quần áo khô thoáng.
  • Không để trẻ chơi gần các khu vực ô nhiễm khói bụi, hóa chất, rác thải,…
  • Cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau xanh, trái cây, ngũ cốc, cá biển, thịt nạc, sữa,… Không nên cho trẻ ăn quá nhiều bánh kẹo và hạn chế cho trẻ uống các loại nước ngọt đóng chai.
Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:04 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn