[Giải đáp] Chàm sữa có chữa khỏi không?

Chàm sữa là bệnh ngoài da không hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Căn bệnh chàm sữa có chữa khỏi không? Cần xử lý như thế nào khi bị chàm sữa? là những thắc mắc phổ biến nhất của các bậc phụ huynh khi có con mắc phải căn bệnh ngoài da này.

Thắc mắc của bạn đọc H,K: “Chào chuyên mục, em đang thắc mắc liệu bệnh chàm sữa có chữa khỏi không? Bé nhà em mới 3 tháng, bị chàm sữa hai bên má, cổ và tay khiến da nổi mảng hồng, có mụn nước li ti, da khô ráp, đóng mài, tróc vảy thấy xót lắm. Bé ngứa nên hay quơ tay, quấy khóc, ngủ không ngon giấc, hay trằn trọc, bú cũng kém nữa. Không biết bé bị chàm sữa có chữa khỏi được không ạ? Em mới sinh bé đầu nên còn vụng lắm. Chuyên mục biết cách trị chàm sữa an toàn cho bé chỉ em với. Em cảm ơn nhiều ạ.”

chàm sữa có chữa khỏi không
Bệnh chàm sữa có chữa khỏi không?

Chàm sữa có chữa khỏi không?

Chàm sữa là một trong những bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi. Thống kê cho thấy khoảng 1/5 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có các dấu hiệu chàm sữa trên da với những mức độ khác nhau. Theo các chuyên gia, chàm sữa là bệnh có thể chữa khỏi, cũng có thể tự khỏi. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh tiến triển kéo dài, nhất là khi trẻ từ 4 tuổi trở lên có thể tiến triển nặng và trở thành chàm thể tạng.

Như vậy, việc điều trị đúng bệnh chàm sữa có vai trò rất quan trọng. Càng điều trị sớm việc điều trị càng có hiệu quả tích cực, giúp bệnh cải thiện tốt. Chính vì vậy việc hiểu rõ về bệnh chàm sữa ở trẻ là vấn đề rất quan trọng mà phụ huynh cần chú ý khi có con em mắc bệnh này.

Chàm sữa ở trẻ là bệnh không lây, có thể cấp tính nhưng cũng có thể mạn tính, dẫn đến chàm thể tạng. Việc xác định các nguyên nhân rất quan trọng trong việc chữa bệnh chàm sữa. Thông thường các nguyên nhân có thể dẫn đến chàm sữa ở bé gồm có:

  • Nguyên nhân liê quan đến các hóa chất, nhất là các chất tẩy rửa, các sản phẩm chăm sóc da của bé.
  • Một số yếu tố gây dị ứng kích ứng như nấm mốc, vi khuẩn, mạt, bọ chét, ve và một số loại côn trùng khác.
  • Vấn đề vệ sinh da như tắm nước nóng, tắm thường xuyên cũng có thể dẫn đến tình trạng kích ứng da.
  • Ngoài ra, yếu tố cơ địa và các yếu tố liên quan đến di truyền cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng xấu đến tình trạng chàm sữa trên da bé.

Xử lý thế nào khi bé bị bệnh chàm sữa?

Trẻ dưới 1 tuổi là nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh chàm sữa. Khi mắc trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu rải rác tại nhiều vị trí như mặt, hai bên má, thân mình, tay chân,… Đồng thời, khi bé bị bệnh chàm sữa cũng có thể có các dấu hiệu ngứa ngáy khó chịu, dễ bị nhiễm khuẩn. Sau khi khỏi bệnh chàm sữa, một số trường hợp có thể để lại sẹo trên da bé nếu như không can thiệp đúng cách, khiến cho da bị nhiễm khuẩn hay bội nhiễm.

Do đó, khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bị chàm sữa, phụ huynh cần chú ý can thiệp sớm để tránh những ảnh hưởng không mong muốn của bệnh. Đặc biệt cần chú ý một số lưu ý sau:

  • Cho bé thăm khám và điều trị sớm để bệnh được chữa dứt điểm trong giai đoạn sớm.
  • Trong thời gian điều trị chàm sữa cho bé phụ huynh cần chú ý chăm sóc đúng cách.
  • Hạn chế để bé tiếp xúc với các yếu tố có khả năng gây ra bệnh chàm sữa (đã đề cập ở trên).
  • Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho phụ huynh một số loại thuốc bôi điều trị tại chỗ giúp điều trị chàm sữa.

Trong quá trình xử lý và điều trị chàm sữa, bé cần được chăm sóc đúng cách để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc tùy tiện, đặc biệt là thuốc bôi vì da của bé rất mỏng và nhạy cảm. Sử dụng các loại thuốc bôi không đúng hướng dẫn của bác sĩ, nhất là thuốc có chứa corticosteroid có thể làm thương tổn da như mất màu da, teo da. Một số trường hợp biến chứng nặng có thể thẩm thấu vào da, làm ngộ độc, suy yếu tuyến thượng thận.

Nếu được điều trị và xử lý đúng cách, bệnh chàm sữa có thể giảm dần các triệu chứng và biến mất trong giai đoạn bé từ 2 – 3 tuổi. Khi bé ngoài 4 tuổi mà không còn các triệu chứng bệnh chàm sữa thì bệnh thường mất hẳn và không tái phát trở lại hay chuyển sang mãn tính.

cách xử lý khi bé bị chàm sữa
Xử lý khi bé bị chàm sữa

Một số lưu ý khác mà phụ huynh cần biết

Bên cạnh những hướng xử trí và điều trị đối với bệnh chàm sữa, phụ huynh cũng cần chú ý một số lưu ý khác để giúp chăm sóc và bảo vệ làn da của bé. Đặc biệt là một số vấn đề như:

  • Chú ý tránh để cho bé gãi lên da vì sẽ khiến da dễ thương tổn và bệnh khó được cải thiện.
  • Giữ nơi ở thoáng mát, không quá nóng, quá lạnh, đủ độ ẩm cần thiết cho bé.
  • Vệ sinh các vật dụng sinh hoạt của bé thường xuyên, đặc biệt là khăn mặt, dra, mền, bao gối,…
  • Thay quần áo sạch và vệ sinh cho bé thường xuyên, nhất là khi thời tiết nóng, bé đổ mồ hôi nhiều.
  • Chọn cho bé các loại trang phục nhẹ, thoáng mát, dễ chịu.

Chàm sữa là một bệnh có thể điều trị khỏi ở bé nếu được can thiệp sớm và đúng cách. Đây cũng là bệnh ngoài da không nguy hiểm, trừ những trường hợp biến chứng nặng. Do đó phụ huynh cần hiểu rõ và xử trí đúng khi bé có các dấu hiệu chàm sữa để việc điều trị và phục hồi đạt hiệu quả tốt nhất.

Tìm hiểu về bệnh chàm sữa:

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:12 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn