Bệnh dị ứng thời tiết có chữa được không? [Trò chuyện cùng bác sĩ]

Trong mục Trò chuyện cùng bác sĩ kỳ này với chủ đề “Bệnh dị ứng thời tiết có chữa được không?” – một chủ đề rất phù hợp vào thời điểm giao mùa, chúng ta sẽ cùng lắng nghe chia sẻ của bạn đọc và ý kiến từ bác sĩ. Qua đó cùng nâng cao hiểu biết về một trong những loại bệnh phổ biến thời gian gần đây: dị ứng thời tiết!

Bạn đọc L (Lào Cai) cho biết: “Gia đình tôi có người em út năm nay 20 tuổi, mỗi khi trời hơi lạnh hoặc chuyển nóng là lại bị dị ứng. Tôi có đưa em đi khám ở xã, được vài hôm thì hết nhưng cứ trở trời là bị. Vậy xin hỏi bệnh dị ứng thời tiết có chữa được không? Có cách nào chữa khỏi hẳn không hay sẽ tái lại như em tôi? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp, tôi xin cảm ơn.”

chữa dị ứng thời tiết dứt điểm
Dị ứng thời tiết có chữa được dứt điểm không?

I. Dị ứng thời tiết có chữa được không?

[Bác sĩ Hoàng Văn Hùng] – Chào bạn

Trước hết, cần xác định dị ứng thời tiết là bệnh có thể chữa được, tuy nhiên khó điều trị dị ứng thời tiết dứt điểm. Dị ứng thời tiết là một dạng bệnh không hiếm gặp ở nước ta, bệnh phổ biến ở hầu hết các vùng miền. Vào những lúc giao mùa, bệnh thường xảy ra với nhiều biểu hiện khác nhau.

Khi thời tiết thay đổi, chuyển sang nóng hoặc lạnh, tuyến mồ hôi hoạt động kém (về mùa lạnh), đổ mồ hôi nhiều, dễ mất nước (vào mùa nóng). Ngoài ra người quá mẫn với yếu tố thời tiết cũng bắt đầu sản sinh ra các histamine dưới da, gây ra các triệu chứng dị ứng ngoài da và hệ hô hấp.

Biểu hiện dị ứng ngoài da

  • Mề đay
  • Mẩn đỏ
  • Sẩn phù
  • Ngứa ngáy

Biểu hiện dị ứng hệ hô hấp

  • Hắt hơi kéo dài
  • Chảy nước mắt, nước mũi
  • Nghẹt mũi, khó thở
  • Một số trường hợp có thể bị choáng

Bạn cũng có thể tham khảo chi tiết các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết

Ở miền Bắc, dị ứng thời tiết thường tập trung vào mùa Đông – Xuân, Xuân – Hè, ở miền Nam chủ yếu xuất hiện vào thời điểm giao từ mùa mưa sang mùa nắng và ngược lại. Đây là những thời điểm có sự biến đổi mạnh về nhiệt độ, độ ẩm kèm theo một số yếu tố khác như gió, mưa,…

Tình trạng này gây ra những tác động nhất định đối với bề mặt da của chúng ta. Tuy nhiên trên thực tế thì không phải ai cũng bị dị ứng thời tiết. Đa số những trường hợp dị ứng thời tiết thường thường có xu hướng xuất hiện nhiều ở những bệnh nhân có cơ địa dễ mẫn cảm, sức đề kháng yếu, có tiền sử mắc một số bệnh dị ứng trước đây, đặc biệt là các bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…

ngứa da do dị ứng thời tiết
Ngứa da là triệu chứng điển hình khi bị dị ứng thời tiết

II. Vì sao dị ứng thời tiết khó chữa dứt điểm?

Dị ứng thời tiết là một bệnh lý có thể chữa được nhưng lại khó chữa dứt điểm. Đa phần những trường hợp dị ứng thời tiết thường hay tái đi tái lại sau một thời gian nhất định, việc điều trị dị ứng thời tiết hiện nay chủ yếu thường tập trung vào điều trị từng đợt bùng phát dị ứng, đồng thời kết hợp song song với các phương pháp phòng tránh bệnh.

Có nhiều ý kiến khác nhau giải thích về tình trạng dai dẳng của bệnh dị ứng thời tiết, trong đó có một số nguyên nhân sau:

  •  Ảnh hưởng của thời tiết trên phạm vi rộng nên hầu hết mọi người đều có thể bị ảnh hưởng
  • Thời tiết là yếu tố khó phòng tránh và thường lặp lại hằng năm nên cũng gây khó khăn trong việc phòng tránh so với một số dạng dị ứng khác
  • Bệnh cũng có liên quan một phần đến cơ địa của bệnh nhân, hệ miễn dịch, sức đề kháng,… Đây đều là những yếu tố khó can thiệp và thay đổi

Thông thường, người bị dị ứng thời tiết sau khi tiến hành điều trị vẫn có thể tái phát trở lại trên da theo từng đợt. Do đó khi điều trị dị ứng thời tiết, các bác sĩ thường lưu ý với bệnh nhân một số hướng phòng ngừa chủ động để tránh tái phát dị ứng thời tiết.

III. Lời khuyên cho người bị dị ứng thời tiết

Như đã đề cập ở trên, trong và sau khi điều trị dị ứng thời tiết cho bệnh nhân, các bác sĩ đều khuyên người bệnh và gia đình cần đặc biệt chú ý đến việc phòng tránh bệnh. Trong hầu hết các trường hợp tái phát bệnh dị ứng thời tiết, nguyên nhân thường do cơ địa bệnh nhân nhạy cảm quá mức và chưa áp dụng hợp lý các phương pháp phòng tránh bệnh.

Để tránh tình trạng dị ứng thời tiết tái đi tái lại, bệnh nhân sau khi điều trị cần chú ý áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sau:

1. Chọn trang phục phù hợp

Bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố thời tiết khi ra ngoài để tránh sự ảnh hưởng của thời tiết. Tùy theo từng thời điểm trong năm mà bạn có thể lựa chọn những trang phục phù hợp dành cho mình.

Vào những lúc thời tiết nóng, bạn có thể sử dụng các trang phục nhẹ, chất liệu sợi cotton, thấm hút tốt để giúp da cảm thấy dễ chịu hơn, tránh mẩn đỏ, ngứa ngáy. Vào mùa lạnh, bạn cần chú ý giữ ấm da, lựa chọn các trang phục dày, mang khẩu trang, găng tay, ủng,… khi ra ngoài.

phòng ngừa dị ứng thời tiết
Chọn trang phục phù hợp vào thời điểm giao mùa giúp bảo vệ cơ thể, phòng ngừa dị ứng thời tiết

2. Lưu ý về nơi ở

Chú ý vệ sinh nơi ở thường xuyên và giữ cho nơi ở được thoáng mát vào mùa nóng, tránh gió lùa vào mùa lạnh để không ảnh hưởng xấu cho da. Nếu nơi ở của bạn có điều hòa, máy sưởi,… cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ của các thiết bị này không chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ bên ngoài để ổn định tình trạng da, tránh sốc nhiệt.

Trong những đợt nắng nóng hoặc những đợt lạnh, bạn nên hạn chế ra đường nếu không cần thiết, nếu đi ra ngoài thì nên có trang phục phù hợp để bảo vệ làn da của bạn để giúp hạn chế kích ứng, dị ứng cho da.

3. Chú ý trong vệ sinh da

Khi vệ sinh da cần chú ý dùng nước với nhiệt độ vừa phải, đủ ấm (vào mùa lạnh) và dịu mát (vào mùa nóng). Hạn chế tối đa vệ sinh da bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh đều không tốt cho da, dễ khiến tình trạng dị ứng thời tiết dễ xuất hiện hơn trên da.

Ngoài ra khi tắm không nên ngâm nước, tắm quá lâu trong bồn tắm cũng sẽ không tốt cho da. Các loại xà phòng chăm sóc da cần chú ý lựa chọn loại phù hợp với da của bạn, không nên dùng loại có nhiều chất tẩy.

không vệ sinh da bằng nước nóng khi bị dị ứng thời tiết
Hạn chế vệ sinh da bằng nước nóng để tránh kích ứng da

4. Chú ý các loại thức ăn

Thức ăn phù hợp vào các thời điểm nhất định có thể giúp bạn tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ dị ứng thời tiết. Nên ưu tiên các loại thức ăn nhiều rau xanh, nước, các vitamin,… Đây là những thành phần có lợi cho hệ thống miễn dịch của bạn, giúp làm giảm nguy cơ tái phát các phản ứng dị ứng.

Dị ứng thời tiết rất thường gặp vào một số thời điểm giao mùa trong năm và dễ tái phát vào một số thời điểm nhất định. Do đó bên cạnh việc điều trị các đợt dị ứng thời tiết, bệnh nhân cũng hết sức cảnh giác và áp dụng các biện pháp phòng bệnh khi thời tiết thay đổi. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Bác sĩ Hoàng Văn Hùng

Người bị dị ứng thời tiết cần biết

5/5 - (1 bình chọn)

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:08 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Dị Ứng Thời Tiết – Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí An Toàn, Hiệu Quả

Chuyên Gia Chỉ Cách Giải Quyết Triệu Chứng Dị Ứng Thời Tiết An Toàn, Không Tái Lại

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt bạn đã biết

Dị ứng da do cơ địa, thời tiết có chữa khỏi bằng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường không?

Chuyên gia trả lời những câu hỏi thường gặp về bệnh dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa

Phân biệt dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa và cách chữa dứt điểm bằng bài thuốc nam cổ truyền

Thoát khỏi chứng dị ứng thời tiết ở mặt thật đơn giản

Thường xuyên bị ngứa ngoài da vào mùa đông phải làm sao?

Mỗi khi trời trở lạnh gây ngứa khắp người phải làm sao?

Bị bệnh dị ứng thời tiết có được tắm không, phải làm sao?

Ẩn