Bị phát ban đỏ trên da gây ngứa là bệnh gì (cách phòng tránh)

Không hiếm gặp những trường hợp phát ban đỏ trên da gây ngứa bởi triệu chứng này là cảnh báo của nhiều bệnh lý ngoài da, bệnh lý nhiễm khuẩn và một số bệnh miễn dịch. Hiểu rõ về chứng bệnh phát ban đỏ trên da giúp xác định đúng nguyên nhân để điều trị và có hướng phòng tránh phù hợp.

Ở nước ta, tình trạng tỉ lệ phát ban ngoài da tương đối cao, chiếm từ 15% dân số. Các dấu hiệu phát ban có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, gặp phải ở nhiều độ tuổi khác nhau. Trong đó đối tượng trẻ em, người trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ, người cao tuổi,… có tỉ lệ phát ban ngoài da cao hơn so với những đối tượng khác do các vấn đề về miễn dịch, đề kháng.

Nội dung bài viết bao gồm:

I. Bệnh phát ban đỏ trên da là gì?

Nhiều người thường nhầm tưởng phá ban đỏ là một bệnh, nhưng thực ra phát ban đỏ không phải là một bệnh mà đây là một triệu chứng, biểu hiện ngoài da cho chúng ta biết cấu trúc da đang bị thương tổn bởi một số nguyên nhân nào đó đe dọa đến sức khỏe.

phát ban đỏ trên da gây ngứa là bệnh gì
Phát ban đỏ trên da gây ngứa là dấu hiệu của bệnh gì?

Phát ban là một dạng thương tổn gây ra các thay đổi trên da, ảnh hưởng xấu đến kết cấu dưới da, màu sắc trên da. Đây là triệu chứng điển hình của nhiều bệnh lý ngoài da cũng như một số bệnh lý khác ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và các sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.

Phát ban đỏ trên da có thể kéo dài thành từng đợt khoảng 5 – 20 ngày tùy theo dạng bệnh lý cũng như tình trạng sức khỏe, mức độ miễn dịch của bệnh nhân. Mức độ nguy hiểm của phát ban đỏ trên da cũng phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân gây phát ban. Do đó rất khó để đánh giá tình trạng sức khỏe khi có phát ban nếu không thăm khám, xác định nguyên nhân.

II. Triệu chứng nhận biết bệnh phát ban trên da

Triệu chứng phát ban đỏ trên da tương đối dễ nhận biết, có thể được nhận diện sớm bởi các đặc điểm:

  • Ban đỏ xuất hiện trên da với các mảng mờ, nhỏ, sau một thời gian sẽ rõ dần
  • Thường kèm theo ngứa ngáy, khó chịu
  • Một số trường hợp thương tổn ngoài da có thể rỉ nước sau đó đóng thành vãy, những trường hợp này thường dễ bị chảy máu dưới da
  • Có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu ngứa, nóng rát hoặc viêm dưới da

III. Nguyên nhân gây bệnh phát ban đỏ trên da

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra phát ban đỏ trên da, có thể chia thành nhóm nguyên nhân phổ biến và nguyên nhân không phổ biến. Bạn có thể điểm qua những nguyên nhân dựa vào danh sách dưới đây:

Nhóm nguyên nhân phổ biến

1. Dị ứng thực phẩm

Có thể xem phát ban đỏ trên da do dị ứng thực phẩm là nguyên nhân phổ biến nhất. Có rất nhiều thực phẩm được xem là nhóm thực phẩm có tỉ lệ dị ứng cao, bao gồm các loại:

  • Đậu phộng, đậu nành, hạt cây
  • Lúa mì
  • Hải sản
  • Động vật có vỏ
  • Sữa
  • Thịt bò
  • Một số loại thực phẩm khác

Theo thống kê cho thấy, tỉ lệ dị ứng thực phẩm thường ở mức khoảng 1 người/10,000 dân số. Dị ứng thực phẩm có nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của người bị dị ứng. Những trường hợp dị ứng thực phẩm cũng rất đa dạng về độ tuổi, có thể gặp ở cả trẻ em và cả người lớn.

phát ban đỏ do dị ứng thực phẩm
Phát ban do dị ứng thực phẩm chiếm tỉ lệ khá cao, dị ứng thực phẩm ở nước ta chiếm tỉ lệ cao ở nhóm hải sản, tôm, cua, cá và một số động vật có vỏ

2. Tác dụng phụ của thuốc

Khi sử dụng các loại thuốc Tây điều trị bệnh, khó có thể tránh khỏi các tác dụng phụ của thuốc, còn gọi là các phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction – ADR). Điển hình là một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, buồn ngủ, rối loạn nội tiết. Ngoài ra cũng không hiếm gặp các dấu hiệu phát ban, ngứa ngáy và mẩn đỏ trên da ở người gặp phải tác dụng phụ của thuốc.

Tùy theo tình trạng kích ứng mà có thể xếp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc vào các mức độ nhẹ, trung bình, nặng,… Phát ban thuộc nhóm tác dụng phụ nhẹ, tuy có ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống của bệnh nhân nhưng thường có thể xử lí nhanh, thời gian nằm viện ngắn, không kéo dài.

Tuy nhiên những trường hợp phát ban nếu có kèm theo các tác dụng phụ ở mức độ nặng cũng rất nguy hiểm, do đó cần cảnh giác khi gặp phải những tác dụng phụ này và thăm khám nếu phát hiện các dấu hiệu lạ. Người có tiền sử dị ứng với thuốc khi thăm khám, điều trị bệnh cần thông báo cho bác sĩ để có những chỉ định hợp lí, có thể cân nhắc sử dụng loại thuốc khác nếu cần thiết.

3. Stress, căng thẳng, lo âu

Không ít trường hợp bệnh nhân gặp phải các dấu hiệu phát ban đỏ trên da gây ngứa không rõ nguyên nhân và rất thường tái đi tái lại dù họ không có tiếp xúc với các dị ứng nguyên cụ thể nào trong cuộc sống, sinh hoạt. Những trường hợp này rất có thể là dạng phát ban do lo âu, căng thẳng, stress,…

Người thường xuyên stress kéo dài sẽ dẫn đến một loạt các vấn đề về tâm sinh lý như ảnh hưởng thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, các vấn đề về hô hấp, tim mạch, cơ bắp, đồng thời có cả các vấn đề về da như phát ban, ngứa da do sự thay đổi một loạt các nội tiết tố quan trọng do stress, căng thẳng.

phát ban đỏ dưới da do stress
Người thường xuyên bị stress có nguy cơ cao mắc các vấn đề về da, bao gồm phát ban đỏ trên da

3. Dị ứng với các yếu tố ngoài thực phẩm

Bên cạnh dị ứng thực phẩm, các dạng dị ứng do các yếu tố ngoài thực phẩm cũng rất phổ biến trong cuộc sống. Khác với các dị ứng thực phẩm, các dạng dị ứng ngoài thực phẩm hầu hết chỉ tiếp xúc ngoài da. Dị ứng do các yếu tố ngoài thực phẩm có thể xuất hiện khá nhanh, sau một khoảng thời gian từ vài chục phút đến vài giờ kể từ khi có tiếp xúc với các yếu tố dị ứng. Các chuyên gia đã thống kê một số nhóm yếu tố gây dị ứng khá phổ biến gồm có:

  • Các loại hóa chất: thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, xăng dầu, dung môi, sơn
  • Các kim loại: niken, kẽm,…
  • Dị ứng do các loại côn trùng đốt
  • Các loại lông động vật
  • Các loại phấn hoa, bụi trong không khí
  • Yếu tố thời tiết, nhiệt độ
phát ban đỏ do dị ứng da
Nhiều loại hóa chất trong gia đình, trong sinh hoạt dễ gây phát ban đỏ do dị ứng da, nhất là các loại hóa chất dễ bay hơi, tiếp xúc trực tiếp với da

4. Nhiễm nấm ngoài da

Nấm là một dạng thương tổn ngoài da đặc biệt có thể gây ra phát ban đỏ, vảy trên da cũng như các phát ban tròn. Có khá nhiều loại nấm có thể bám vào da và ảnh hưởng xấu đến tình trạng da. Thống kê có đến hơn 40 loại nấm có thể gây ra tình trạng nấm ngoài da, điển hình là một số loại nấm phổ biến như Trichophyton , Microsporum, Epidermophyton,…

Tỉ lệ gặp phải nhiễm nấm ngoài da trong cuộc sống tương đối cao, chiếm khoảng 15% dân số, đặc biệt là những người ở khu vực có độ ẩm cao, môi trường không sạch sẽ, tỉ lệ nhiễm trùng cao. Ngoài ra tình trạng nhiễm nấm còn liên quan trực tiếp đến yếu tố vệ sinh trên da của bạn.

phát ban đỏ do nấm da
Nấm da có thể gây ra tình trạng phát ban đỏ, ngứa ngáy kèm theo bong tróc da

5. Phản ứng với tiêm chủng

Phát ban đỏ do phản ứng với tiêm chủng tương đối giống với dị ứng do thuốc. Tuy nhiên những trường hợp phản ứng với tiêm chủng đa số thường nguy hiểm, đặc biệt là những phản ứng xảy ra ở trẻ nhỏ. Các phản ứng tại chỗ do tiêm chủng thường có thể gây ra một số dấu hiệu như:

  • Phát ban trên da
  • Đau tại nơi tiêm
  • Có thể gây tấy đỏ kéo dài
  • Các phản ứng sốt toàn thân
  • Xuất hiện các phản ứng viêm hạch
  • Một số triệu chứng sốc phản vệ

Khi có các phản ứng với tiêm chủng, cần chú ý theo dõi để tránh những ảnh hưởng xấu không mong muốn cho sức khỏe, đặc biệt là các triệu chứng sốc phản vệ. Trong một số trường hợp sau khi tiêm chủng, người bệnh sẽ được giữ lại để theo dõi, nhằm tránh những tác động xấu không mong muốn cho sức khỏe.

phát ban đỏ sau tiêm chủng
Sau tiêm chủng có một tỉ lệ nhỏ gặp phải phát ban đỏ và một số phản ứng khác

6. Phát ban đỏ do các bệnh ngoài da

Các bệnh về da như eczema, các bệnh viêm da cơ địa, viêm da dị ứng,… cũng có thể dẫn đến các vấn đề về da như phát ban đỏ, ngứa ngáy, mẩn ngứa. Đa số những trường hợp này thường ảnh hưởng xấu đến da, gây nhiều ảnh hưởng trong sinh hoạt và cuộc sống. Cá biệt, với một số trường hợp nặng còn có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sinh hoạt.

phát ban đỏ do các bệnh ngoài da
Các bệnh ngoài da cũng có thể gây ra phát ban đỏ

7. Phát ban đỏ do nhiệt

Những tình trạng phát ban đỏ do nhiệt có thể gặp phải khi thời tiết nóng hoặc thời tiết lạnh. Khi thời tiết nóng sẽ ảnh hưởng đến các cấu trúc da, dễ gây ra tình trạng mẩn, ngứa khó chịu. Phát ban do nhiệt thường dễ xuất hiện hơn, đặc biệt là với trẻ nhỏ, sức đề kháng cũng như hệ thống miễn dịch trên da chưa thật sự mạnh khỏe.

Phát ban đỏ do lạnh có tỉ lệ thấp hơn nhưng cũng có thể gây ra các triệu chứng khó chịu trên da, ảnh hưởng xấu đến da của người bệnh. Tình trạng phát ban do nhiệt đa số xảy ra vào các giai đoạn chuyển mùa, giao mùa trong năm. Đây là những thời điểm nhiệt độ, độ ẩm thay đổi bất thường, khiến cho độ ẩm và cấu trúc da bị ảnh hưởng, đặc biệt đối với những trường hợp mẩn cảm quá mức với nhiệt.

8. Phát ban do vệ sinh da

Những trường hợp vệ sinh da kém sẽ dễ gặp phải các vấn đề ngoài da như ngứa ngáy, ban, mẩn đỏ, dị ứng, bong, tróc da, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra vệ sinh da kém còn làm tăng nguy cơ gặp phải các bệnh ngoài da, các vấn đề về viêm nhiễm, ký sinh trùng trên da và nhiều bệnh lý khác, không riêng gì tình trạng phát ban.

9. Bệnh giang mai thứ phát

Đây là một bệnh lây qua đường tình dục, có thể gây ra các ảnh hưởng xấu ngoài da như mẩn đỏ, ngứa ngáy, phát ban. Bệnh giang mai do vi khuẩn Treponema pallidum phân loài pallidum gây ra. Các dấu hiệu giang mai dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý ngoài da khác, khiến cho việc điều trị có thể gặp phải một số khó khăn nhất định.

Các khu vực da thường phát bệnh giang mai gồm có vùng da lòng bàn tay, lòng bàn chân, khu vực bên trong miệng, vùng sinh dục,… Một số người bị giang mai có thể không có triệu chứng ngay mà có thể tiềm ẩn, âm thầm trong nhiều năm mà không có các triệu chứng ngoài da.

10. Bệnh liên quan đến nội tạng

Các bệnh liên quan đến nội tạng thường gây ra tình trạng dư thừa các chất, hormone, ứ đọng các độc tố,… từ đó tạo ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của bệnh nhân và khiến cho da có dấu hiệu phát ban đỏ, ngứa ngáy và một số dấu hiệu khác. Đối với những trường hợp bệnh lý liên quan đến nội tạng, bạn cần đặc biệt chú ý một số nhóm bệnh như:

  • Bệnh về gan: không chỉ gây mẩn đỏ, ngứa da mà còn gây vàng da do độc tố tích tụ
  • Bệnh về thận: ngứa da, phát ban đỏ do dư thừa các chất độc trong máu
  • Bệnh tuyến giáp: rối loạn các hormone quan trọng gây ngứa da

Nguyên nhân khác

Bên cạnh một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh phát ban đỏ trên da, có một số nguyên nhân khác có thể gây phát ban ngoài da như một dấu hiệu phụ, bên cạnh các dấu hiệu chính của bệnh. Một số bệnh trong nhóm này ít gây phát ban đỏ hơn so với các yếu tố đã liệt kê ở phần trên:

  • Mội số rối loạn tự miễn như bệnh vẩy nến, bệnh lupus
  • Những triệu chứng ngoài da ở người bị nhiễm độc chì
  • Mẩn ngứa, ban đỏ ở phụ nữ mang thai trong một số giai đoạn nhất định của thai kỳ
  • Ảnh hưởng của bệnh Lyme
  • Ảnh hưởng của sốt ban đỏ
  • Dấu hiệu của bệnh thủy đậu
phát ban đỏ trên da do thủy đậu
Thủy đậu cũng có thể gây mụn nước kèm theo phát ban đỏ trên da

IV. Cách khắc phục khi bị phát ban đỏ trên da

Tùy vào mức độ của bệnh mà chúng ta có thể áp dụng các biện pháp chữa trị các vết ban đỏ trên da khác nhau. Trong đó đối với những trường hợp nhẹ có thể điều trị ngay tại chỗ, nặng hơn cần đến sự can thiệp của bác sĩ.

1. Khắc phục bệnh phát ban đỏ đối với trường hợp nhẹ?

Những trường hợp mắc chứng phát ban đỏ do các vấn đề ngoài da thường gặp, ảnh hưởng nhẹ, bạn có thể áp dụng một số cách khắc phục sau:

  • Nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, ít kích ứng để làm sạch ban đầu khi mới có các kích thích, ban đỏ. Tránh dùng các sản phẩm có tính sát khuẩn quá mạnh dễ gây kích ứng và tổn thương da.
  • Hạn chế dùng nước nóng để tắm, vệ sinh da, chỉ nên sử dụng nước ấm, nước mát để vệ sinh da giúp hạn chế kích ứng nặng nề hơn.
  • Lựa chọn quần áo phù hợp, thoải mái với da, giúp tránh được tình trạng khó chịu do quần áo quá chật, quá bó sát
  • Chú ý bổ sung độ ẩm cần thiết cho làn da để tránh tình trạng phát ban đỏ nặng nề hơn do ngứa ngáy.

Đối với những trường hợp cụ thể, các bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc phù hợp như thuốc kháng histamine chống dị ứng các thuốc bôi ngoài da giúp giảm triệu chứng phát ban, mẩn ngứa, một số loại thuốc khác giúp cải thiện tình trạng da.

2. Phát ban đỏ có nguy hiểm không?

Tùy theo nguyên nhân gây phát ban đỏ như thế nào mới có thể xác định được mức độ nguy hiểm khi có dấu hiệu. Đối với các triệu chứng đơn thuần do các đợt dị ứng ngoài da, mức độ nguy hiểm thường thấp, ít ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe làn da. Ảnh hưởng của phát ban đỏ nếu có cũng không ở mức quá đáng lo ngại.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng trên da do các bệnh lý nguy hiểm, nguy cơ biến chứng, nhiễm trùng cao thì cần can thiệp từ bác sĩ.

3. Khi nào cần đến khám bác sĩ

Đối với các bệnh lý nguy hiểm như lupus, giang mai, thủy đậu, các phản ứng tiêm chủng, phản ứng với thuốc,… thì cần can thiệp từ bác sĩ, tránh tuyệt đối tự điều trị tại nhà để tránh mất thời gian trong điều trị, ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh và làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra bạn cũng cần đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu sau:

  • Da có dấu hiệu bị đau tăng dần, thay đổi màu sắc bất thường tại vị trí phát ban đỏ
  • Có dấu hiệu ngứa ngáy, đau căng ở khu vực cổ họng
  • Cảm giác khó thở và khó chịu kéo dài
  • Phát ban kèm theo sưng đau tại các vùng da mặt hoặc tay, chân
  • Có các vấn đề thần kinh như lú lẫn, chóng mặt, mê sảng, ngất xỉu, đi kèm với phát ban dưới da
  • Có dấu hiệu sốt từ 38 độ trở lên
  • Xuất hiện các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy nhiều lần, nôn mửa,…

Đối với những trường hợp này tốt nhất bạn nên thăm khám với bác sĩ để cải thiện những vấn đề về sức khỏe, tránh bệnh tiến triển xấu cũng như xuất hiện các biến chứng bất lợi cho sức khỏe.

thăm khám khi bị phát ban đỏ
Khi da có phát ban đỏ kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, bạn nên đến bác sĩ để tránh những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe

V. Cách phòng ngừa bệnh phát ban đỏ

Những giải pháp phòng ngừa bệnh phát ban đỏ hữu hiệu nhất là tập trung phòng bệnh ngay từ nguyên nhân. Bệnh nhân bị phát ban cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng sau:

  • Đối với phát ban dị ứng, cần chú ý tránh tiếp xúc với các yếu tố mà cơ địa có kích ứng, dị ứng
  • Luôn vệ sinh nơi ở thường xuyên để hạn chế tối đa các yếu tố kích ứng như lông động vật, bụi bẩn, phấn hoa, côn trùng
  • Đối với các loại thuốc cần đặc biệt chú ý đến tác dụng phụ trước khi sử dụng để tránh những ảnh hưởng không mong muốn
  • Chú ý bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi, lựa chọn các loại trang phục phù hợp tùy theo mùa
  • Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng cho da, hạn chế các yếu tố kích ứng da
  • Cân bằng công việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giữ tâm lý thoải mái, tránh lo lắng căng thẳng, ngủ đủ giấc, rèn luyện thường xuyên để giúp cải thiện sức khỏe

Trên đây là một số nguyên nhân phổ biến có thể thúc đẩy tình trạng phát ban đỏ phát triển trên da. Để điều trị phát ban đỏ có hiệu quả, bạn cần chú ý đến nguyên nhân sinh bệnh, dùng đúng thuốc, chữa đúng cách. Ngoài ra, với những trường hợp phát ban đỏ trên da tái đi tái lại, bệnh nhân cũng cần hết sức chú ý phòng ngừa và nâng cao sức khỏe để tránh bệnh quay trở lại.

Người bị phát ban đỏ, mẩn ngứa nên biết

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:26 - 19/06/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Những ai có thể dùng bài thuốc đặc trị phát ban, mẩn ngứa của nhà thuốc Đỗ Minh Đường?

Bài thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường chữa phát ban có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Hành trình tìm ra bài thuốc nam trị tận gốc phát ban mãn tính của cô gái 18 tuổi

Bị phát ban đỏ trên da gây ngứa là bệnh gì (cách phòng tránh)

Phát ban do thời tiết thay đổi xử lý như thế nào?

Khi bị phát ban nhưng không sốt ở người lớn phải làm sao

Vì sao bị bệnh phát ban đỏ trên da? Làm thế nào để chữa trị đúng cách?

Làm sao khi bị nổi phát ban đỏ nhưng không sốt? Có nguy hiểm không

Đột nhiên bị nổi phát ban đỏ nhưng không ngứa phải làm sao?

Xin hỏi sốt phát ban đỏ có lây không? Cách phòng tránh

Ẩn