Phát ban đỏ khi mang thai biểu hiện không nên coi thường

Nhiều chị em có biểu hiện nổi mẩn, phát ban đỏ khi mang thai nhưng thường không mấy quan tâm đến tình trạng này. Tuy nhiên đây là tình trạng đang được cảnh báo và cần được lưu ý ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Vậy phát ban đỏ khi mang thai gây ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe? Cùng tìm lời đáp qua bài viết được chia sẻ dưới đây.

Phát ban đỏ khi mang thai biểu hiện không nên coi thường

Phát ban đỏ khi mang thai biểu hiện không nên coi thường

Ở phụ nữ mang thai thì việc xuất hiện các triệu chứng phát ban, ngứa ngáy, mề đay là điều không quá mới lạ. Các triệu chứng này được gọi là ngứa sẩn mề đay trong thai kỳ (PUPPP) hay là phát ban đa dạng. PUPPP thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ hoặc có thể bắt đầu sớm hơn và đôi khi là trong hai tuần đầu tiên sau khi sinh con. Tuy nhiên các chuyên gia chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em đã khuyến cáo rằng không nên xem thường các triệu chứng phát ban đỏ khi mang thai.

Phát ban đỏ khi mang thai – Biểu hiện không nên coi thường

Ban đỏ nhiễm khuẩn cấp không những là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ mà bệnh còn được phát hiện ở cả người lớn, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Đặc trưng của bệnh là nổi các mảng đỏ trên da, gây ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh phát ban đỏ khi mang thai là do loại virus có tên parvovirus B19 ức chế sự sản xuất các tế bào máu. Đối với người có sức khỏe ổn định thì việc tạm ngưng sản xuất tế bào mới không có vấn đề gì nhưng vì bệnh không kéo dài và các tế bào máu cũng thường xuyên có sự tuần hoàn. Nhưng ở phụ nữ mang thai, người bị thiếu máu mãn tính, người suy giảm hệ miễn dịch thì đây là tình trạng vô cùng nghiêm trọng.

Theo ước tính cứ 3 người mang thai thì có 1 người nhiễm parvovirus. Con đường lây truyền chính của bệnh là hắt hơi, hôn, dùng chung dụng cụ ăn uống hoặc ly uống nước, hoặc tiếp xúc trực tiếp tay miệng. Bệnh có thể lây qua nhau thai và ảnh hưởng đến thai nhi theo nhiều diễn biến khác nhau. Trong một số ít trường hợp, nhiễm parvovirus trong thai kì có thể dẫn đến sảy thai, chết lưu, thiếu máu thai kì, và một số trường hợp bị viêm tim ở bé. Nếu thiếu máu hoặc viêm tim nặng, bé có khả năng phát bệnh phù tích dịch (sự dư thừa dịch trong các mô). Trong đó có khoảng 10% các bà mẹ bị lây nhiễm trước tuần thứ 20 sẽ mất con. Mặc dù sự mất mát có thể không xảy ra trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi lây nhiễm. Ít hơn 1% em bé của những bà mẹ bị lây nhiễm sau giai đoạn giữa thai kì sẽ gặp vấn đề từ sự lây nhiễm này. Chính vì vậy các mẹ phải hết sức lưu ý về tình trạng phát ban đỏ khi mang thai.

Phát ban đỏ khi mang thai biểu hiện không nên coi thường

Triệu chứng phát ban đỏ khi mang thai còn khiến cho chị em vô cùng khó chịu

Bạn muốn tham khảo thêm: Triệu chứng phát ban trên da và những điều cần biết

Lời khuyên của chuyên gia

Trao đổi với Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Virus – Ký sinh trùng bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, bác sĩ cho biết: ” Trong 2 tháng qua bệnh viện Nhiệt đới trung ương tiếp nhận gần 500 trường hợp bệnh nhân đến khám và điều trị ban đỏ, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Theo thống kê của bệnh viện có khoảng 60% phụ nữ mang thai từ 6 tháng trở xuống nếu có dấu hiệu phát ban đỏ khi mang thai có thể gây dị dạng thai nhi. Chính vì vậy trong thời kỳ mang thai các thai phụ phải hết sức thận trọng trong vấn đề này. Tuyệt đối không thể tự ý dùng thuốc điều trị mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.” Bên cạnh đó các chuyên gia cũng khuyến cáo trước khi có quyết định có thai chị em nên đi thử máu để xem liệu cơ thể đã có miễn dịch với bệnh hay chưa. Nếu chưa có kháng thể thì nên tiêm phòng vì nguy cơ phát bệnh khi tiếp xúc với bệnh là rất lớn. Ngoài ra nếu đã có thì cần xem nồng độ kháng thể như thế nào, nếu thấp thì cũng nên tiêm phòng lại. Nên tiêm phòng từ 1-3 tháng trước khi mang thai là tốt nhất. Nếu người mẹ thực hiện tốt việc tiêm chủng, trẻ sơ sinh có kháng thể mẹ truyền sang (miễn dịch thụ động) sẽ được bảo vệ khoảng 6 – 9 tháng sau sinh. Phụ nữ đã mang thai thì không được tiêm phòng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi thai.

Phát ban đỏ khi mang thai biểu hiện không nên coi thường

Phát ban đỏ khi mang thai có thể gây ra rất nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi

Phát ban đỏ khi mang thai là căn bệnh nguy hiểm có thể gây hưởng đến sức khỏe mẹ và bé, chính vì vậy cần phải ngăn ngừa bệnh ngay từ đầu. Người mẹ khi mang thai cần tăng cường hệ miễn dịch từ các loại rau củ quả giàu vitamin C, D, E, K, B,… Đồng thời tăng cường các khoáng chất hỗ trợ cho sự phát triển của mẹ và bé. Thường xuyên vận động cơ thể bằng các bài tập nhẹ nhàng giúp tăng cường sức đề kháng và thoải mái tinh thần. Các mẹ bầu nên chú ý thăm khám sức khỏe thường xuyên để kiểm tra tình trạng sức khỏe và phát hiện bệnh sớm để khắc phục kịp thời. Đừng nên chủ quan với tình trạng phát ban đỏ khi mang thai nhằm tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:42 - 10/11/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Những ai có thể dùng bài thuốc đặc trị phát ban, mẩn ngứa của nhà thuốc Đỗ Minh Đường?

Bài thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường chữa phát ban có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Hành trình tìm ra bài thuốc nam trị tận gốc phát ban mãn tính của cô gái 18 tuổi

Bị phát ban đỏ trên da gây ngứa là bệnh gì (cách phòng tránh)

Phát ban do thời tiết thay đổi xử lý như thế nào?

Khi bị phát ban nhưng không sốt ở người lớn phải làm sao

Vì sao bị bệnh phát ban đỏ trên da? Làm thế nào để chữa trị đúng cách?

Làm sao khi bị nổi phát ban đỏ nhưng không sốt? Có nguy hiểm không

Đột nhiên bị nổi phát ban đỏ nhưng không ngứa phải làm sao?

Xin hỏi sốt phát ban đỏ có lây không? Cách phòng tránh

Ẩn