Phong Ngứa (Mề Đay): Làm Sao Để Thoát Được Tình Trạng Ngứa Ngáy?

Phong ngứa có phải bệnh mề đay hay không? Theo chia sẻ của chuyên gia da liễu, thầy thuốc ưu tú, lương y Đỗ Minh Tuấn, giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho hay: bệnh phong ngứa hay còn gọi là bệnh mề đay. Cái tên phong ngứa là ngày xưa dân gian hay gọi để chỉ hiện tượng dị ứng, nổi mẩn trên da. Bệnh này rất phổ biến, triệu chứng ngứa ngáy gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như tinh thần bệnh nhân. 

Lương y Đỗ Minh Tuấn - Vị thầy thuốc chữa bệnh mề đay có tâm, có tầm
Lương y Đỗ Minh Tuấn – Vị thầy thuốc chữa bệnh mề đay có tâm, có tầm

Bệnh phong ngứa là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh phát triển qua 2 giai đoạn bao gồm:

  • Cấp tính: Cơn ngứa và các nốt mẩn đỏ kéo dài trong 2 -3 tuần rồi tự biến mất.
  • Mãn tính: Tình trạng bệnh có biểu hiện kéo dài trên 6 tháng. Thường xuyên tái lại.

Bệnh phong ngứa có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ.

  • Người bị mề đay, phong ngứa sẽ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, càng gãi càng ngứa mà ngứa không thể dừng gãi. Bạn không thể tập trung tinh thần để làm bất cứ việc gì bởi cơn ngứa làm phiền. Nhiều trường hợp gãi mạnh sẽ gây xước da, chảy máu, thậm chí nhiễm trùng.
  • Ngoài ra, cũng có những trường hợp bị sốc phản vệ, nổi mẩn ngứa ở các vị trí nhạy cảm như mồm, mắt,… ảnh hưởng đến thậm mĩ và đôi khi là tính mạng bệnh nhân.

Lương y Tuấn tâm sự: “Trước đó tôi đã từng thăm khám cho một bạn diễn viên khá nổi tiếng đó là diễn viên Nguyệt Hằng. Chị này sau khi sinh con được 2 tháng thì nổi mẩn ngứa toàn thân đến nỗi trầm cảm bởi mọi thứ khó khăn ập đến. Con nhỏ quấy khóc, ngứa ngáy không yên, mất ngủ kéo dài,… mọi thứ tích tụ lại khiến chị mệt mỏi. Chị này chịu đựng cũng giỏi, mãi đến năm con hơn 1 tuổi mới biết đến Đỗ Minh Đường, lúc ý đến khám và dùng thuốc có 2 tháng thì không bị lại cho đến bây giờ.”

DV Nguyệt Hằng quay lại thăm bác sĩ Tuấn và kiểm tra sức khỏe sau 2 năm tạm biệt căn bệnh phong ngứa, nổi mề đay nhờ bài thuốc Đỗ Minh Đường
DV Nguyệt Hằng quay lại thăm bác sĩ Tuấn và kiểm tra sức khỏe sau 2 năm tạm biệt căn bệnh phong ngứa, nổi mề đay nhờ bài thuốc Đỗ Minh Đường

Bệnh phong ngứa có lây không? Nguyên nhân do đâu?

Bệnh phong ngứa là bệnh ngoài da nhưng KHÔNG PHẢI LÀ BỆNH LÂY NHIỄM. Bệnh khởi phát chủ yếu do cơ địa và thể trạng của từng người. Theo đó, các chuyên gia da liễu chỉ ra một số nguyên nhân gây phong ngứa bao gồm:

  • Di truyền: Gia đình có bố, mẹ mắc bệnh, con cái sẽ có nguy cơ mắc cao hơn so với những người khác.
  • Do nhiễm khuẩn: Người mắc bệnh viêm gan B, C hay các bệnh về tai – mũi – họng, nội tạng,… rất dễ bị phong ngứa, mề đay.
  • Do dị ứng với thuốc: Đây là biểu hiện tác dụng phụ của một số loại thuốc và có thể xuất hiện ngay hoặc sau khoảng vài ngày dùng thuốc.
  • Do suy giảm chức năng gan: Gan có vai trò quan trọng trong việc đào thải độc tố trong cơ thể. Khi gan bị suy giảm chức năng, có thể khiến các độc tố bị tích tụ và hình thành phong ngứa trên da.
  • Do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng: Lông động vật, phấn hoa, mỹ phẩm, hóa chất, thời tiết,… là tác nhân gây phong ngứa, dị ứng ở nhiều đối tượng có cơ địa nhạy cảm.
  • Do thực phẩm: Khi dung nạp vào cơ thể các loại thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như hải sản, thực phẩm cay nóng, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, hay các món ăn lạ chưa ăn bao giờ,… cũng rất dễ gây bệnh.

Các triệu chứng bệnh phong ngứa mề đay

Với bệnh phong ngứa, sẽ có một số dấu hiệu điển hình người bệnh cần lưu ý như:

  • Ban đầu trên da sẽ xuất hiện các nốt mẩn nhỏ màu hồng hoặc trắng gây ngứa. Về sau các nốt này xuất hiện dày hơn và lan ra khắp cơ thể.
  • Các mẩn nhỏ gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu, càng gãi sẽ càng ngứa hơn.
  • Ngứa xuất hiện theo từng cơn, dữ dội hơn là vào buổi sáng, chiều tối và về đêm. Các cơn ngứa có thể kéo dài trong vài giờ tùy thuộc tình trạng của mỗi người bệnh.
  • Xuất hiện mụn nước gây ngứa trên da.
  • Triệu chứng phong ngứa có dấu hiệu xuất hiện ở vùng da nhạy cảm: mí mắt, môi, bộ phận sinh dục,…

Tình trạng phong ngứa kéo dài trên 6 tuần là đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Khi đó bệnh điều trị khó khăn, mất nhiều thời gian hơn gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Chẩn đoán và khám như thế nào cho chính xác?

Bệnh phong ngứa có rất nhiều triệu chứng lâm sàng để nhận biết. Theo đó, tùy vào từng tình trạng bệnh sẽ có các phương pháp kiểm tra chẩn đoán như:

  • Test lẩy da: Xác định được nguyên nhân gây bệnh. Thực hiện bằng cách đưa một hoặc một vài dị nguyên vào da và so sánh, đánh giá độ tương đồng với triệu chứng phong ngứa. Khi làm test lẩy da, bệnh nhân cần ngưng dùng thuốc kháng dị ứng ít nhất trước 5 ngày.
  • Xét nghiệm Panel dị ứng: Xét nghiệm dựa trên mẫu máu của người bệnh nên có thể xác định cùng lúc 60 đến 107 dị nguyên gây bệnh phổ biến. Áp dụng khi người bệnh có dấu hiệu dị ứng với nhiều chất hoặc chưa xác định được nguyên nhân.
  • Test huyết thanh: Phương pháp được sử dụng khi người bệnh có dấu hiệu nổi mề đay kéo dài từ 6 tuần trở lên mà chưa rõ nguyên nhân. Bác sĩ sẽ lấy huyết thanh của người bệnh và tiêm lại vào da để xác định rõ tình trạng bệnh. Trước khi làm xét nghiệm, cần ngưng thuốc chống dị ứng ít nhất trước 3 ngày.
  • Test thử thách thuốc: Xét nghiệm bằng cách đưa thuốc với liều từ thấp đến cao vào cơ thể bằng đường dùng thuốc tự nhiên. Giúp loại trừ các trường hợp dị ứng thuốc không rõ ràng khiến bệnh nhân lo lắng.

Dựa trên kết quả kiểm tra, chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định chính xác tình trạng bệnh, mức độ viêm nhiễm và đưa ra phác đồ điều trị cho phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bệnh nhân nên áp dụng 1 trong các phương pháp trên dựa trên chỉ định và lời khuyên của bác sĩ. Những người có cơ địa dễ bị dị ứng, chúng ta nên làm kiểm tra để có thể xác định chính xác để từ đó có biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh.

Có thắc mắc cần giải đáp về bệnh phong ngứa, mề đay, hãy liên hệ số điện thoại sau để gặp lương y Đỗ Minh Tuấn

Bị phong ngứa làm sao hết?

Theo ĐÔNG Y: Phong ngứa là do các yếu tố ngoại tà xâm nhập vào trong cơ thể hoặc do thời khí ôn dịch làm cho cơ thể bị phong nhiệt, phong hàn, phong thấp,…kích thích gây nên phản ứng nổi mẩn ngứa, mẩn đỏ trên da. Ngoài ra còn do các tạng phủ không khỏe, can, phế, vị nhiệt, tỳ thấp quá thịnh, âm huyết bất túc, huyết hư ứ trệ, uất kết dưới da mà sinh bệnh.

Theo TÂY Y: Việc dùng thuốc tây y trong thời gian dài, dị ứng thuốc, dị ứng phấn hoa, do các yếu tố dị nguyên ngoài môi trường như chất tẩy rửa, lông động vật,… là nguyên nhân hình thành bệnh phong ngứa. Bên cạnh đó, di truyền cũng là một trong những yếu tố mà chúng ta không nên bỏ qua.

Đông hay tây y đều có phương pháp riêng để loại bỏ bệnh phong ngứa. Và lương y Đỗ Minh Tuấn có chỉ rõ: Để có thể loại bỏ được bệnh, trước hết chúng ta cần phải xác định được nguyên nhân gây dị ứng, phong ngứa là gì. Điều trị từ nguyên nhân, sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. 

Tùy vào từng thể bệnh, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp xử lý khác nhau

Thuốc Tây

Có rất nhiều loại tân dược có khả năng làm giảm ngay cơn ngứa chỉ sau vài tiếng đồng hồ. Chính vì vậy mà người bệnh ít khi có xu hướng tìm đến đông y khi mới bị bệnh. Bởi ưu điểm của thuốc tây là nhanh chóng, rõ rệt.

Thậm chí có nhiều bệnh nhân khi tìm đến bác sĩ có chia sẻ rằng, bản thân hiểu rất rõ tình trạng thuốc tây chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng ngứa lúc bấy giờ, việc lạm dụng có thể gây phản ứng phụ đôi khi còn nghiêm trọng, nhưng bản thân họ chấp nhận bởi ngứa quá không chịu nổi. Có cách nào mà giảm ngay cơn ngứa là họ sẽ dùng thôi. Đây là tình trạng chung. 

Mẹo chữa phong ngứa bằng dân gian tại nhà

Tía tô, lá khế chua, chườm nóng, uống lá diếp cá,… Có vô vàn những mẹo dân gian được người này truyền tai người kia. Có người thì cũng hiệu quả, nhưng cũng có người không. Mọi người cần hiểu rõ, cơ địa mỗi người khác nhau, hơn nữa tình trạng bệnh nhẹ áp dụng những cách này thì hiệu quả. Nhưng với trường hợp bị nhiều lần, lần nào cũng nghiêm trọng thì không nên áp dụng bởi vừa mất thời gian mà không có kết quả.

Thuốc nam, đông y có giải quyết được cơn ngứa không?

Ngay cả các bác sĩ tây y nổi tiếng cũng không thể phủ nhận được tác dụng, hiệu quả của mấy cây thuốc nam. Những bệnh lý mãn tính, khó xử lý, hay những bệnh lý hiểm nghèo,… thường được khuyên nên dùng đông y bởi thời gian điều trị lâu, mất nhiều thời gian. Dùng thuốc tây dài thì gây phản ứng phụ do đó uống mấy thang thuốc nam là hay nhất.

Muốn thuốc đông y mang lại hiệu quả cần chú ý:

Sắc thuốc đúng cách: nên sắc trên ấm sứ không tráng men, nước sắc phải là nước sạch, 1 thang cho mấy bát nước,… cái này sẽ được quy định bởi thầy thuốc, người kê đơn.

Cách uống: thuốc sắc nên uống khi còn ấm, tránh uống khi bụng quá no hoặc quá đói.

Thời gian sử dụng: đây là điều quan trọng người bệnh cần ghi nhớ. Nam dược chữa bệnh chủ yếu theo nguyên tắc điều hòa âm dương, phải kiên trì, không thể nóng vội, bệnh đã dứt ít khi tái lại. Đó là lý do nhiều người phải kiên trì 2-3 tháng thậm chí cả 5-6 tháng mới thấy được kết quả như mong muốn.

Có lẽ vì những lý do đó mà số người tìm đến đông y không nhiều. Hoặc họ chỉ tìm đến khi không còn cách nào khác, bất đắc dĩ.

Một trong những bài thuốc đông y xử lý bệnh phong ngứa mề đay khá nổi tiếng bà con có thể tham khảo đó là bài thuốc MỀ ĐAY ĐỖ MINH, có tuổi đời hơn 150 năm, đã được tối ưu suốt 5 đời truyền nhân nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Chính vì vậy hiệu quả mang lại được bệnh nhân đánh giá khá cao.

Mề đay Đỗ Minh, thang thuốc nam ưu việt đã được tối ưu suốt hơn 150 năm, hiệu quả mang lại không phải bàn cãi

Bài thuốc MỀ ĐAY ĐỖ MINH, chuyên dùng cho các trường hợp bệnh nhân bị phong ngứa, mề đay, dị ứng, phát ban, nổi mẩn đỏ, mẩn ngứa. Đây là bài thuốc được các lương y đời đầu của dòng họ Đỗ Minh nghiên cứu và bào chế từ thế kỷ XIX. Đến nay đã trải qua 3 THẾ KỶ, bài thuốc đã được tối ưu, hoàn thiện phù hợp với cơ địa người Việt.

Liệu trình bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh hoàn chỉnh bao gồm:

  • Thuốc Mề đay mẩn ngứa Đỗ Minh
  • Bổ gan dưỡng huyết Đỗ Minh
  • Bổ thận giải độc Đỗ Minh 

Cơ chế của bài thuốc:

Trừ tà làm cốt lõi, kháng viêm, định thần làm bổ trợ, tác động tới bệnh theo cơ chế SONG TIÊU – ĐỒNG DƯỠNG.

Song tiêu:  tiêu viêm, tiêu độc, thanh nhiệt, giải nhiệt, tiêu trừ phong hàn, phong nhiệt, loại bỏ yếu tố sinh bệnh. Một khi căn nguyên gây bệnh không còn, các triệu chứng phong ngứa sẽ ngưng phát tác.

Và để ngăn ngừa bệnh tái phát, bài thuốc được bổ sung các vị thuốc giúp tăng cường sức khỏe, dưỡng huyết, an thần, phục hồi chức năng gan, thận và ổn định cơ địa. Đó chính là yếu tố đồng dưỡng của bài thuốc.

Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh sẽ tác động tới bệnh theo 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Khu phong, tán hàn, hỗ trợ đào thải độc tố bên trong cơ thể ra ngoài, giúp giảm ngứa hiệu quả.
  • Giai đoạn 2: Tập trung vào làm mát gan, thanh nhiệt, giảm triệu chứng bệnh.
  • Giai đoạn 3: Thuốc hỗ trợ phục hồi tổn thương trên da, nâng cao chức năng tạng phế và cải thiện hệ miễn dịch, sức đề kháng cho người bệnh

Đối tượng sử dụng:

Như giới thiệu ở trên, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh đã trải qua hơn 150 năm tối ưu và hoàn thiện. Những vị thuốc không phù hợp đã bị đào thải, theo thời gian bài thuốc được tối ưu hoàn chỉnh, phù hợp với sức khỏe, cơ địa, tình trạng bệnh của mọi người trong thời đại, xã hội ngày nay.

Ưu điểm của thuốc nam là thành phần dược liệu an toàn. Hơn nữa có đến 90% thành phần thảo dược được lấy từ vườn trồng riêng của nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Nguồn gốc dược liệu rõ ràng, không hóa chất, do đó an toàn với mọi người bệnh kể cả trẻ nhỏ hay phụ nữ có thai. Tại Đỗ Minh Đường, nhận tư vấn, chữa, cho mọi đối tượng.

Xem video chia sẻ của chị Hương, người có con bị nổi phong ngứa, mề đay suốt thời gian dài

Một số dược liệu chính trong bài thuốc là cà gai leo, xích đồng, tơ hồng xanh, bồ công anh, diệp hạ châu, hạ khô thảo,…Ước tính có đến gần 50 vị thuốc khác nhau. Mỗi dược liệu đều qua khâu kiểm định cẩn thận trước khi được sơ chế và hòa trộn theo TỶ LỆ VÀNG BÍ TRUYỀN 5 đời dòng họ Đỗ Minh.

Cách sử dụng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh:

Thuốc sẽ được chia ra uống 3 lần/ngày, sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút.

Nếu người bệnh có nhu cầu, nhà thuốc chúng tôi sẽ hỗ trợ bào chế thành dạng cao đặc, đóng thành từng viên nhỏ tiện dụng. Nhờ đó, mỗi lần sử dụng, các bạn không cần mất thời gian đun sắc gì cả, cứ thế lấy cao thuốc ra khỏi túi và hòa tan với nước ấm rồi uống trực tiếp luôn.

Liều lượng uống mỗi lần ra sao, kết hợp các loại thuốc như thế nào, với từng bệnh nhân, sau khi thăm khám sẽ được tư vấn cụ thể. Thời gian dùng thuốc của mọi người có thể kéo dài từ 1-4 tháng (tùy người).

Lương y Tuấn nhấn mạnh: Không phải cùng một loại bệnh mà bốc thuốc giống nhau, phải xem tình trạng sức khỏe mỗi người, thậm chí cả khẩu vị nữa rồi dựa vào kinh nghiệm để gia giảm cho phù hợp chứ không đơn thuần chỉ bắt mạch kê đơn. Do đó khuyến khích người bệnh đến tận nơi thăm khám, trường hợp ở xa có thể gọi video call cho tôi để được tư vấn.

Phản hồi của bệnh nhân

Suốt hơn 150 năm, hàng ngàn bệnh nhân bị mề đay, mẩn ngứa, phong ngứa đã tìm đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường và đều phản hồi về kết quả khả quan. Chúng ta hãy cùng đọc một số feedback:

Video diễn viên Nguyệt Hằng chia sẻ:

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường, địa chỉ được Sở Y Tế cấp phép hoạt động. Suốt hơn 150 năm phát triển, đơn vị này đã có nhiều cống hiến cho nền y học dân tộc và nhận được nhiều giải thưởng tiêu biểu như:

  • Top 20 thương hiệu nổi tiếng hàng đầu Việt Nam 2020
  • Cup vàng giải thưởng “Sản phẩm tin cậy – Dịch vụ hoàn hảo – nhãn hiệu ưa dùng” do Tạp chí Sở hữu trí tuệ trao tặng năm 2017
  • Lương y Tuấn cũng được danh hiệu Thầy thuốc ưu tú 2020, Tinh hoa y học cổ truyền 2022

Có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp về bệnh lý, bà con có thể liên hệ trực tiếp theo thông tin dưới đây:

THÔNG TIN NHÀ THUỐC ĐỖ MINH ĐƯỜNG

Hoặc người bệnh có thể liên hệ tới Nhà thuốc Đỗ Minh Đường qua 2 số điện thoại dưới đây:

5/5 - (5 bình chọn)

XEM THÊM

Cập nhật lúc 17:03 - 24/05/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Phong Ngứa (Mề Đay): Làm Sao Để Thoát Được Tình Trạng Ngứa Ngáy?

Uống thuốc gì để chữa bệnh phong ngứa nhanh nhất

Bệnh phong ngứa có lây không

Cách phòng bệnh phong ngứa đơn giản, hiệu quả

Bị phong ngứa khi mang thai chữa như thế nào

Bệnh phong ngứa (Nổi mề đay): Dấu hiệu và cách trị hiệu quả bằng bài thuốc thảo dược

Bị bệnh phong ngứa nên ăn gì và không nên ăn gì?

Bị bệnh phong ngứa kiêng ăn gì? [7 loại thực phẩm cần tránh]

Cách chữa bệnh phong ngứa hiệu quả nhanh tác dụng sâu

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh phong ngứa không nên xem nhẹ

Ẩn