Nguyên nhân và triệu chứng bệnh phong ngứa không nên xem nhẹ

Phong ngứa là một dạng dị ứng da thường gặp với một số biểu hiện như ngứa ngáy, nổi sần, lên mụn nước trên da. Khi nói đến phong ngứa, chắc hẳn nhiều bạn đọc vẫn còn khá nhiều lo lắng. Hãy để benhmedaymanngua.com giải thích rõ hơn về nguyên nhân và triệu chứng bệnh phong ngứa.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh phong ngứa không nên xem nhẹ

Bệnh phong ngứa do tác nhân nào gây ra?

Trong các công bố mới đây, các chuyên gia Đại học Washington đã tìm hiểu và đưa ra những nguyên nhân gây bệnh phong ngứa chủ yếu như sau:

– Do yếu tố di truyền: Di truyền là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng phong ngứa. Nếu trong gia đình có bố mẹ mắc bệnh phong ngứa thì nguy cơ con họ sinh ra có nguy cơ cao mắc bệnh này.

– Do dị ứng với các tác nhân xung quanh như môi trường ô nhiễm, dị ứng với phấn hoa, lông thú, nấm mốc. Tất cả có thể khiến cơ thể phản ứng lại gây mẩn ngứa trên da và ngứa da.

– Suy giảm chức năng gan: Khi tiếp nhận quá nhiều các chất độc hại vào trong cơ thể thì sẽ làm ảnh hưởng đến gan. Chức năng thải độc sẽ hoạt động kém hơn, khi đó các chất độc sẽ không được đào thải hoàn toàn mà sẽ tích tụ lại dưới da từ đó gây ra bệnh phong ngứa.

– Phản ứng với các thành phần của thuốc: Các salicylat là nhóm phổ biến nhất và bệnh nhân bị mề đay mạn tính phải được khuyên sử dụng paracetamol hơn là aspirin khi cần dùng thuốc giảm đau. Codein, morphin, và indomethacin cũng giải phóng histamin và do đó nên phải tránh.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh phong ngứa không nên xem nhẹ

Ngoài ra bệnh phong ngứa cũng có thể bắt nguồn bởi rất nhiều nguyên nhân khác như nhiễm ký sinh trùng trong máu hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột. Cũng có thể do dị ứng với một số thức ăn như hải sản, nhộng tằm gây ảnh hưởng đến chức năng giải độc gan.

Những triệu chứng bệnh phong ngứa không nên xem nhẹ

Bệnh phong ngứa còn có tên gọi khác là bệnh mề đay mẩn ngứa. Nguyên nhân là do thể trạng cơ địa yếu và dễ mẫn cảm. Bệnh có thể do dị ứng với thức ăn, hóa chất, thời tiết, ô nhiễm môi trường. Khi mắc bệnh phong ngứa người bệnh thường nhận thấy một số triệu chứng sau đây:

– Da sẽ xuất hiện những nốt mẩn màu hồng hoặc trắng, gây ngứa ngoài da rất khó chịu.

– Ban đầu, chúng xuất hiện thành những nốt mẩn nhỏ, sau đó to dần lên và có thể lan rộng trên khắp người.

– Khi gãi sẽ có cảm giác thoải mái nhưng càng gãi thì cơn ngứa lại càng dữ dội hơn. Sau khi gãi có thể sẽ làm cho làn da bị tổn thương và viêm nhiễm.

– Cơn ngứa sẽ dữ dội hơn vào buổi chiều, tối hoặc sáng. Tùy theo các yếu tố gây ra bệnh phong ngứa mà cơn ngứa có thể kéo dài khác nhau.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh phong ngứa không nên xem nhẹ

– Những cơn ngứa xuất hiện theo từng cơn rồi tự dưng biến mất. Các triệu chứng trong mỗi cơn chỉ thường kéo dài trong vài giờ và không quá 24 giờ.

– Đối với những trường hợp bệnh xuất hiện ở những vùng da nhạy cảm như cơ quan sinh dục, môi, mí mắt. Bạn nên đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.

– Nếu điều trị mà vẫn không khỏi bệnh, bệnh kéo dài quá 6 tuần sẽ chuyển thành mạn tính. Nếu càng kéo dài thì bệnh sẽ càng nặng và gây tổn thương cho da. Đồng thời làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Biện pháp làm giảm triệu chứng phong ngứa ngay tại nhà:

+ Sử dụng cây tía tô: Trong đông y lá tía tô có tính ấm, vị cay, không độc. Từ cành, lá, thân và cả hạt của tía tô đều lành tính nên có thể sử dụng để điều trị bệnh phong ngứa rất hiệu quả. Chỉ cần chuẩn bị 50g lá tía tô tươi, rửa sạch bằng nước muối. Sau đó giã nát rồi vắt lấy nước cốt uống. Phần bã giữ lại, để trong một mảnh vải mỏng rồi chà xát vào vùng da bị nổi mẩn đỏ.

+ Sử dụng cây rau tần: Cách chữa trị phong ngứa từ thảo dược thứ 2 đó chính là cây rau tần. Rau tần hay còn gọi là húng chanh. Loại cây này dày lá, rau thơm lông. Cách làm: Rau tần rửa sạch và phơi khô cất dùng dần. Mỗi khi bị nổi phong ngứa lấy khoảng 15g rau tần dạng khô. Cho vào nồi đun cùng 2 chén nước, để sôi cho cạn còn khoảng 1 chén nước là được. Nước này bạn chia ra uống 3 lần/ngày. Đối với rau tần tươi ngâm rửa sạch, giã nát thêm một chút muối. Rửa sạch da và thấm khô, sau đó dùng hỗn hợp này đắp lên da và chà xát nhẹ để cắt cơn ngứa.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh phong ngứa không nên xem nhẹ

+ Đu đủ kết hợp với giấm: Chuẩn bị 100g đu đủ loại quả già nhưng chưa chín, 6g gừng tươi và 100ml giấm gạo. Rửa sạch cả hai nguyên liệu đu đủ và gừng. Thái đu đủ thành từng miếng nhỏ, gừng xắt lát để tạo nên mùi thơm. Cho cả 3 nguyên liệu vào nồi rồi đun với lửa nhỏ. Đến khi chỉ còn khoảng một ly bạn bắc xuống và để nguội, sau đó có thể dùng.

Thông thường các triệu chứng bệnh phong ngứa biểu hiện khá rõ ràng trên da nhưng lại có điểm tương đồng với các bệnh về da liễu khác nên rất khó nhận biết và ngăn chặn kịp thời. Vì thế, hãy thường xuyên đến khám da liễu để được hướng dẫn điều trị một cách tốt nhất.

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 16:41 - 02/05/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Phong Ngứa (Mề Đay): Làm Sao Để Thoát Được Tình Trạng Ngứa Ngáy?

Uống thuốc gì để chữa bệnh phong ngứa nhanh nhất

Bệnh phong ngứa có lây không

Cách phòng bệnh phong ngứa đơn giản, hiệu quả

Bị phong ngứa khi mang thai chữa như thế nào

Bệnh phong ngứa (Nổi mề đay): Dấu hiệu và cách trị hiệu quả bằng bài thuốc thảo dược

Bị bệnh phong ngứa nên ăn gì và không nên ăn gì?

Bị bệnh phong ngứa kiêng ăn gì? [7 loại thực phẩm cần tránh]

Cách chữa bệnh phong ngứa hiệu quả nhanh tác dụng sâu

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh phong ngứa không nên xem nhẹ

Ẩn