Mắc bệnh tổ đĩa có nguy hiểm không ?

Mắc bệnh tổ đĩa có nguy hiểm không ? Bệnh tổ đĩa thường tiến triển mãn tính, hay tái phát theo chu kỳ với các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu,  gây không ít ảnh hưởng đối với sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Vậy nếu không thể điều trị triệt để thì liệu bệnh có gây ra mối nguy hại nào không?

Bệnh tổ đĩa, nhiều người gọi là bệnh chàm tổ đĩa hay nấm tổ đĩa  là một dạng đặc biệt của eczema – là một bệnh ngoài da thường gặp. Nhưng điểm khác biệt mà bạn có thể dễ dàng nhận biết đó là các triệu chứng bệnh tổ đĩa chỉ biểu hiện ở lòng bàn tay, rìa ngón tay chân hay lòng bàn chân, rìa ngón chân.

mac-benh-to-dia-co-nguy-hiem-khong

Tìm hiểu về bệnh tổ đĩa

*Nguyên nhân gây bệnh tổ đĩa:

Căn nguyên để bệnh phát sinh và phát triển được xác định do các yếu tố như: Dị ứng với hóa chất, chất tẩu rửa trong sinh hoạt, trong công việc như: xà phòng, xi măng, vôi, xăng dầu, dầu thơm; Dị ứng với nấm kẽ chân; Do thay đổi thời tiết nhất là trong điều kiện nóng ẩm; tăng tiết mồ hôi tay; tiếp xúc với bùn đất, nước bẩn,…

*Triệu chứng bệnh tổ đĩa:

Khi mắc bệnh tổ đĩa, có thể dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện của những mụn nước hình tròn, có kích thước khoảng 1-2mm. Chúng có thể nằm rải rác hoặc xếp thành từng chùm, sờ vào thấy chắc và kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu, càng gãi sẽ càng cảm thấy ngứa. Các nốt mụn này thường khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân và ở phần rìa các ngón. Sau vài ngày, các mụn nước có màu ngả vàng, tự xẹp và teo lại chứ hiếm khi tự vỡ nếu không tác động chích, nặn. Sau 2-4 tuần chúng tróc vảy, khi bong ra, tại các chỗ có mụn nước sẽ để lộ nền da hồng, hình đa cung hoặc tròn, có viền vảy xung quanh.

Bị bệnh tổ đĩa có nguy hiểm không ?

Cũng như bệnh eczema, việc điều trị bệnh tổ đĩa thường khó khăn do có sự kết hợp giữa yếu tố nhiễm khuẩn và dị ứng. Đa phần các triệu chứng bệnh thường khỏi sau 2-4 tuần không để lại biến chứng gì nhưng chúng lại tiến triển dai dẳng và dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Nếu tái phát nhiều, có thể gây loạn dưỡng móng, móng bị hỏng, mất độ bóng, sần sùi, dày và đổi màu.

mac-benh-to-dia-co-nguy-hiem-khong1

Cũng không ít trường hợp bệnh nhân chà xát, gãi ngứa nhiều hoặc dùng kim chích nặng khiến các mụn nước vỡ gây sưng tấy, nổi hạch kèm theo sốt. Cũng có thể bội nhiễm vi khuẩn gây ra các mụn mủ, vảy tiết, nếu nặng hơn có thể khiến mô tế bào bị viêm, viêm hạch bạch huyết,…

Do đó, khi mắc bệnh bạn cần tránh nặn, chọc lễ mụn hay bóc vảy, cào gãi và chú ý vệ sinh da sạch sẽ; Tránh tiếp xúc với các tác nhân khiến bệnh phát sinh nặng hơn như: xăng dầu, mỡ, xà phòng, hóa chất, thuốc tẩy rửa. Có thể ngâm rửa tay chân với thuốc tím pha loãng 1/10.000; chấm thuốc BSI 1 – 3% khi chỉ có mụn nước,… để khắc phục những tổn thương do bệnh tổ đĩa gây ra hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, có thể uống thuốc chống dị ứng, uống thuốc kháng dị ứng và chống ngứa, dùng kháng sinh, bôi thuốc sát khuẩn,… Cần lưu ý trước khi dùng thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng theo đúng chỉ định.

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:03 - 03/10/2021

Bình luận (1)

  1. Quân says: Trả lời

    Bài viết rất bổ ích, thank tác giả

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn