Thuốc Loratadine: Công dụng, cách sử dụng và lưu ý
Loratadine là thuốc kháng histamin được chỉ định cho các trường hợp viêm mũi dị ứng, hắt hơi hoặc các triệu chứng dị ứng khác. Loratadine cũng thường được sử dụng để điều trị ngứa do phát ban gây ra.
- Tên thuốc: Loratadine
- Phân nhóm thuốc: Thuốc chống dị ứng
- Dạng bào chế: Viên nén, si ro, viên ngậm
Thông tin cần biết về thuốc Loratadine
Tham khảo một số thông tin cơ bản về thuốc Loratadine để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.
1. Thành phần
Thành phần chính của Loratadine là Loratadin và một số tác dược vừa đủ khác.
Đây là hoạt chất thường được chỉ định điều trị các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc, hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, dị ứng…
Tuy nhiên, Loratadin không có tác dụng điều trị dứt điểm mề đay hoặc các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
2. Chỉ định
Thuốc Loratadine được chỉ định cho một số trường hợp sau:
- Viêm mũi dị ứng
- Hắt hơi
- Chảy nước mũi
- Ngứa mũi
- Xót hoặc ngứa ở mắt
Dùng để điều trị các triệu chứng của bệnh mề đay mạn tính hoặc các rối dị ứng ngoài da khác.
Một số chỉ định và công dụng khác của thuốc có thể không được đề cập trong bài viết này. Do đó, người bệnh và bạn đọc có nhu cầu vui lòng liên hệ bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn để biết thêm thông tin chi tiết.
3. Chống chỉ định
Không dùng Loratadine cho người mẫn cảm với Loratadin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Trẻ em dưới 2 tuổi không được sử dụng thuốc.
4. Cách dùng – Liều lượng
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo sản phẩm của nhà sản xuất. Hoặc nếu hướng dẫn quá mơ hồ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn hoặc dược sĩ kê đơn.
Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế hướng dẫn chuyên môn.
Cách dùng đối với viên uống:
- Nuốt cả viên thuốc với một lượng nước vừa đủ. Không nhai, cắn hoặc nghiền nát thuốc khi uống.
- Chỉ dùng nước lọc, nước đun sôi để nguội khi uống thuốc. Các loại nước có gas, rượu, bia hoặc chất kích thích có thể làm thay đổi tính chất và hiệu quả của thuốc.
Cách dùng đối với thuốc dạng Sirô:
- Thuốc có có tác dụng tốt nhất khi được uống một mình mà không kèm thức ăn.
- Đối với trẻ em, có thể pha siro với nước theo tỷ lệ 1:2 để cải thiện hương vị.
Đối với viên ngậm:
- Ngậm viên thuốc cho đến khi thuốc tan hẳn. Không được nuốt.
- Không được nhai, cắn, hoặc nghiền nát thuốc.
Liều lượng:
+ Viên uống và viên ngậm:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên (10 mg) / lần / ngày.
+ Đối với thuốc dạng Siro:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 2 muỗng cà phê (10 ml) / lần / ngày.
- Trẻ em từ 2 – 12 tuổi > 30 kg: 2 muỗng cà phê (10 ml) / lần / ngày.
- Trẻ em từ 2 – 12 tuổi < 30 kg: 1 muỗng cà phê (5 ml) / lần / ngày.
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có nhu cầu thêm liều hoặc các triệu chứng không thuyên giảm sau điều trị.
5. Bảo quản
Bảo quản sản phẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhiệt độ trung bình từ 20 đến 25 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp.
Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà. Không đặt thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là tủ lạnh.
Thuốc hết hạn cần vứt bỏ theo hướng dẫn.
Không đưa thuốc cho bất cứ ai khác, kể cả khi họ có triệu chứng giống bạn.
6. Giá bán
Hiện tại thuốc Loratadine được phân phối rộng rãi tại các nhà thuốc và bệnh viện. Giá phân phối của Loratadine là 350 đồng cho một viên. Tuy nhiên, giá bán sẽ có sự chênh lệch giữa những địa điểm phân phối khác nhau.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Loratadine
1. Thận trọng
Bệnh nhân suy gan trầm trọng nên thận trọng khi sử dụng Loratadine. Liều khởi đầu khuyến cáo là 5 mg hoặc 5 ml, sau đó tăng dần lên theo chỉ định của bác sĩ.
Trẻ em dưới 2 tuổi không được sử dụng thuốc.
Chưa có thông tin chính thức về độ an toàn của thuốc Loratadine đối với phụ nữ mang thai. Do đó, chỉ dùng thuốc cho đối tượng này khi hiệu quả điều trị vượt xa rủi ro mà thuốc mang lại.
Loratadine có thể bài tiết qua sữa mẹ. Do đó nếu thật sự cần dùng thuốc thì người mẹ nên ngưng cho con bú.
Thuốc có thể gây buồn ngủ. Vì vậy không được vận hành máy móc hoặc lái xe khi sử dụng thuốc.
2. Tác dụng phụ
Tác dụng không mong muốn của thuốc bao gồm:
- Mệt mỏi
- Đau đầu
- Buồn ngủ
- Khô miệng
- Buồn nôn
- Đau dạ dày
Tác dụng phụ hiếm gặp:
- Rụng tóc
- Sốc phản vệ
- Rối loạn chức năng gan
Đây không phải là danh sách đầy đủ tác dụng phụ của Loratadine. Do đó, nếu người bệnh nên chủ động thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn gặp các tác dụng phụ khác khi sử dụng thuốc.
3. Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi tính chất và tác dụng của thuốc. Do đó, hãy thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng. Bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin tổng hợp và viên uống bổ sung.
Một số thuốc và hoạt chất có thể tương tác với Loratadine bao gồm:
- Ketoconazole
- Erythromycine
- Cimetidine
- Rượu và thức uống chứa cồn
Thuốc Loratadine có thể ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm. Do đó, nên sử dụng Loratadine trước 48 giờ. Thông báo cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi thực hiện xét nghiệm.
Đây không phải là danh sách đầy đủ các loại thuốc và hoạt chất có thể tương tác với Loratadine. Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
4. Cách xử lý khi quá liều
Không được sử dụng thuốc quá liều quy định. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ tác dụng phụ và ngộ độc thuốc. Trong trường hợp ai đó vô tình dùng thuốc quá liều, hãy gọi cho cấp cứu.
Các triệu chứng quá liều:
- Buồn ngủ
- Nhịp tim nhanh
- Đau đầu
Cách xử lý khi quá liều:
- Bệnh nhân có thể được kích thích nôn bằng Siro Ipeca để đẩy lượng thuốc thừa ra bên ngoài.
- Cho uống từ 240 – 360 ml nước để hỗ trợ vận động cơ học của ruột.
- Sau khi nôn thuốc, nên sử dụng than hoạt tính dạng sệt để hấp thụ lượng thuốc thừa còn lại trong cơ thể.
- Tiếp tục theo dõi bệnh nhân sau khi cấp cứu quá liều.
XEM THÊM
Cập nhật lúc 14:26 - 09/04/2019
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!