Bệnh á sừng có lây không ?

Nhờ chuyên mục giải đáp giùm em với ạ! Bệnh á sừng có lây không ? Không biết có phải do em tiếp xúc nhiều với hóa chất hay không mà da tay và da chân của em bỗng nhiên bong tróc, nứt nẻ. Em có tìm cách khắc phục bằng cách bôi kem dưỡng ẩm rồi nhưng tình trạng không được cải thiện, đôi khi còn thấy chảy máu nữa. Các triệu chứng này ảnh hưởng đến công việc và giao tiếp của em rất nhiều. Không biết bị bệnh á sừng có lây không nữa, em sợ bệnh lây cho mọi thành viên trong gia đình quá!

Em xin cảm ơn!

(Tân Thanh – Bạc Liêu)

*Đáp: Chúng tôi hiểu sự lo lắng mà bạn đang gặp phải. Tuần qua cũng có rất nhiều độc giả gửi thư tới cho chương trình với nội dung tương tự như câu hỏi của bạn. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh cũng như có câu trả lời, chuyên mục xin được cung cấp một số thông tin sau:

benh-a-sung-co-lay-khong

Bệnh á sừng – bệnh ngoài da phổ biến

Bệnh á sừng có lây không?

Bệnh á sừng là bệnh ngoài da thường gặp, “thủ phạm” chính được xác định là nguyên nhân gây á sừng đó là yếu tố di truyền và cơ địa dị ứng khi tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài khác như: hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, kem ngoài da,… Bệnh dễ dàng khởi phát hoặc tăng nặng hơn vào mùa đông hay khi tiếp xúc với các yếu tố vừa nêu.

Các triệu chứng bệnh á sừng thường là: Dày sừng ở da, nền da khô, đỏ, có ranh giới không rõ ràng,… có thể biểu hiện ở nhiều vùng da khác nhau mà chủ yếu là ở các đầu ngón tay, ngón chân,… Nhiều trường hợp da nứt toác, chảy máu, gây đau đớn,…

Tuy là bệnh ngoài da, nhưng nguyên nhân gây bệnh khác biệt nên đây bệnh á sừng không lây nhiễm như một số bệnh khác như: nấm ngoài da, nấm bẹn, chốc lở, ghẻ,… nên bạn có thể yên tâm sinh hoạt bình thường. Khi bị bệnh, bạn cần nhờ sự tư vấn của bác sĩ để khắc phục các triệu chứng nhanh, bên cạnh đó thực hiện một số biện pháp phòng bệnh tái phát đóng vai trò quan trọng.

Những điều nên làm khi bị bệnh á sừng

– Không gãi, gỡ, bóc,.. các mảng da và các khu vực lân cận da á sừng.

– Không rửa vùng da á sừng quá nhiều. Nên chú ý là á sừng thường xuất hiện ở ngón tay, chân và gót chân, đây là những vùng da hay tiếp xúc. Cần có biện pháp bảo vệ tốt để da không ẩm ướt gây nhiễm nấm.

– Hạn chế tiếp xúc vơi các chất tẩy rửa mạnh và các hóa chất gây hại.

– Bảo vệ da bằng cách đeo găng tay, tất chân vào các mùa lạnh.

– Ăn bổ sung vitamin và khóng chất, bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mỗi ngày. Đây là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh từ bên trong cơ thể.

– Khi bị á sừng, không tự tiện dùng thuốc bôi mà hãy bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:03 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn