Bệnh tổ đỉa có lây không?

Những người mắc bệnh tổ đỉa và người thân của họ hay thắc mắc là bệnh tổ đỉa có lây không? Bệnh tổ đỉa luôn tạo cho người nhìn nó thấy một cảm giác ghê sợ, trong tâm lý mỗi người ai cũng có tiềm thức tránh xa những thứ mang hình thù bong tróc và ghẻ lở, máu me như tổ đỉa. Cùng tìm hiểu bài viết để biết rõ hơn về căn bệnh này.

Bệnh tổ đỉa là gì?

benh-to-dia-co-lay-khong

Tổ đỉa là một dạng đặc biệt của bệnh chàm, bệnh thường biểu hiện lở loét và bong tróc nơi bàn tay, bàn chân và các đầu ngón tay chân. Bệnh đang phát triển và lây lan rộng rãi, nhất là với các quốc gia nghèo và quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Có thể bạn chưa biết: Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa biểu hiện như thế nào?

benh-to-dia-co-lay-khong1

Bệnh tổ đỉa có biểu hiện là các mụn nước ở bàn tay, bàn chân. Các mụn nước này ăn sâu vào da và làm da gồ ghề, sờ vào thấy cứng và ngứa ngáy, có khi đau nhức. Các mụn nước có thể mọc riêng lẽ hay tạo thành cụm kéo dài, nếu không có gì bất thường thì bệnh có thể tự khỏi sau 2-4 tuần. Nếu gãi hay chà xát, gỡ, bóc các mụn nước thì sẽ lâu lành và gây ngứa ngáy dữ dội hơn, khi lành sẽ để lại sẹo trên da, không cẩn thận bệnh sẽ biến chuyển thành mãn tính và kéo dài nhiều tháng. Bệnh tổ đỉa tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng nhưng lại khiến người bệnh khổ sở vì ngứa ngáy và mất thẩm mỹ, người nhà thì sợ bị lây lan, mọi người thì xa lánh người bệnh vì thấy ghê sợ.

Bệnh tổ đỉa có lây không?

benh-to-dia-co-lay-khong2

Tổ đỉa là một trong các bệnh ngoài da không lây nhiễm. Người  bệnh, người thân và những người xung quanh không nên lo lắng. Cần an ủi và động viên các bệnh nhân mắc tổ đỉa để họ tự tịn điều trị cho bệnh mau khỏi.

Nên làm gì khi bị tổ đỉa

– Tránh gãi, chà xát hay chích các nốt tổ đỉa vỡ ra sẽ gây bội nhiễm.

– Khi bị tổ đỉa, tánh tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa và ánh nắng, khói bụi. Vệ sinh thân thể sạch sẽ mỗi ngày.

– Ngâm rửa tay chân trong nước ấm mỗi ngày 5-10 phút. Có thể ngâm trong dung dịch thuốc tím 1/10.000 mua ở các nhà thuốc tây.

– Uống thuốc chống dị ứng, dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm,… Khi dùng bất cứ loại thuốc nào đều phải tham khảo ý kiến y-bác sĩ để tránh bệnh chuyển biến xấu do dùng thuốc sai cách. Uống thêm các viên vitamin A, B, C, E cho cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.

– Ăn và uống nhiều loại trái cây, nước ép hoa quả, rau xanh, cá biển, thịt trắng,… giàu vitamin, khoáng chất và omega-3.

– Kiêng tuyệt đối các loại chất kích thích. Các chất này là cấm kỵ khi bị các bệnh ngoài da như bệnh mề đay, hắc lào, tổ đỉa,…

– Sau 2-4 tuần mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đến bệnh viện kiểm tra, tránh trường hợp bị bội nhiễm sẽ khó chữa trị.

Mẹo hay cho bạn:

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:03 - 03/10/2021

Bình luận (2)

  1. hoàng văn Trang says: Trả lời

    Bệnh này có chữa khỏi hẳn được k ạ

  2. Đạo says: Trả lời

    bệnh này chữa như thế nào ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn