Cách chữa ngứa da ban đêm giúp giảm khó chịu và ngủ ngon

Nhiều yếu tố như bệnh ngoài da, dị ứng, thời tiết, vệ sinh,… có thể dẫn đến tình trạng ngứa da ban đêm. Đây là vấn đề đặc biệt khó chịu nếu không may gặp phải, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, nhất là giấc ngủ. Nếu đang gặp phải tình trạng ngứa về đêm, bạn có thể tham khảo và thử áp dụng 5 cách chữa ngứa giúp giảm nhanh khó chịu.

Hầu hết mọi người đều gặp phải tình trạng ngứa về đêm một vài lần trong đời bởi nhiều yếu tố khác nhau trong cuộc sống. Các mức độ ngứa cũng khác nhau tùy theo nguyên nhân gây ngứa, cơ địa của bệnh nhân.

cách chữa ngứa da vào ban đêm
Cách chữa ngứa da vào ban đêm và những điều bạn cần biết

Ngứa da về đêm là bị gì?

Ngứa về đêm có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến bệnh lý hoặc một số vấn đề trong sinh hoạt, cuộc sống. Có thể điểm qua một số nguyên nhân thường gặp nhất gồm có:

  • Các bệnh ngoài da như chàm, viêm da, bệnh vảy nến
  • Dị ứng ngoài da, có thể dị ứng thực phẩm, dị ứng thuốc, dị ứng với các loại vải vóc, côn trùng,…
  • Ngứa ngáy do liên quan đến các vấn đề về gan, bài tiết và giải độc
  • Da khô và mất nước gây ngứa ngáy ngoài da

Tùy theo tình trạng ngứa về đêm, bệnh nhân có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để cải thiện tình trạng khó chịu. Đối với những trường hợp ngứa da ban đêm không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm ngứa dưới đây.

Chuẩn bị những gì khi bị ngứa da về đêm

Có nhiều cách để chữa ngứa da về đêm, tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà có thể áp dụng những cách chữa ngứa da ban đêm cho phù hợp. Do đó trước khi thực hiện những cách chữa này bạn cần xác định rõ mình bị ngứa da ban đêm do nguyên nhân nào để áp dụng các biện pháp cho phù hợp.

1. Dùng thuốc chống dị ứng, giảm ngứa

Các thuốc chống dị ứng, giảm ngứa thường được dùng cho một số bệnh ngoài da gây ngứa hoặc các bệnh liên quan đến dị ứng. Những loại thuốc chống dị ứng thường có tác dụng kháng lại histamine dưới da – yếu tố đặc biệt quan trọng có trong hầu hết các phản ứng mẩn ngứa, dị ứng.

Thông thường, tùy theo những trường hợp cụ thể mà các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống dị ứng gồm:

  • Thuốc kháng histamine dạng uống
  • Thuốc diphenhydramine dạng bôi hoặc uống
  • Thuốc Zyrtec (certirizine), Claritin (loratadine)

Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bạn cũng cần chú ý hỏi ý kiến bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc để tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn. Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý về thời gian sử dụng, liều dùng đối với các loại thuốc này để tránh dùng quá mức, gây tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến da.

sử dụng các loại thuốc chống dị ứng giảm ngứa
Các loại thuốc chống dị ứng giúp giảm ngứa và khó chịu

 

2. Bôi kem corticosteroid

Kem corticosteroid là nhóm kem bôi ngoài da có thể giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, viêm sưng, thích hợp khi dùng cho những trường hợp người mắc bệnh ngoài da có các dấu hiệu viêm, sưng như viêm da cơ địa, bệnh chàm,…

Tùy theo diện tích ngứa rộng hay chỉ trên một vùng da nhỏ mà các bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc khác nhau cho phù hợp. Với những trường hợp viêm, sưng nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định các nhóm thuốc corticosteroid có hoạt lực nhẹ và vừa phải, riêng những trường hợp viêm nặng thì có thể phải dùng các nhóm corticosteroid mạnh hơn.

Dù sử dụng loại nào thì tốt nhất bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ, không nên chủ quan để tránh những ảnh hưởng không mong muốn do thuốc gây ra. Sau khi dùng kem corticosteroid bạn nên dùng vải sạch (tốt nhất là vải cotton để tránh ngứa) nhúng nước cho ẩm rồi lau nhẹ lên da sau khi bôi kem. Cách này giúp kem thấm nhanh hơn vào da, giảm bớt cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho da cuả bạn.

dùng thuốc bôi ngoài da corticosteroid giảm ngứa
Dùng thuốc bôi ngoài da như corticosteroid giúp giảm ngứa và khó chịu

3. Chườm mát

Người hay bị ngứa về đêm nên chuẩn bị một chiếc khăn sạch, mỗi khi bị ngứa, bạn có thể chườm mát trước khi đi ngủ. Điều này giúp da được dễ chịu, thoải mái hơn khi ngủ để bạn không bị thức giấc về đem, ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ.

Chỉ nên chườm bằng nước mát khi bị ngứa, không nên chườm lạnh hoặc chườm nóng khi đang bị ngứa vì trong một số trường hợp có thể dẫn đến tình trạng kích ứng và ngứa ngáy trầm trọng hơn, làm cho bạn càng thêm khó chịu.

chườm mát giúp giảm ngứa ngáy khó chịu
Chườm mát là biện pháp giúp giảm nhanh những cơn ngứa ngáy khó chịu

4. Thoa nước cốt chanh

Nước cốt chanh thường có sẵn trong rất nhiều gia đình, nếu thường bị ngứa da, bạn cũng nên trữ một ít tại nhà để sử dụng khi cần thiết. Trong thành phần của nước chanh có chứa chất thơm (aromatic substance), đây là hoạt chất có tác dụng gây tê, kháng viêm. Khi sử dụng có thể làm giảm ngứa, giúp bạn cải thiện sự khó chịu, tránh tình trạng mất ngủ do ngứa ngáy.

Bạn có thể vắt nước cốt chanh lên vùng da bị ngứa, thoa nhẹ sau đó để khô tự nhiên trước khi đi ngủ. Tuy nhiên trong nước chanh cũng có lượng acid nhất định nên khi dùng bạn cần cẩn thận, tránh dùng trên những vùng da mỏng. Nếu là người có da nhạy cảm thì bạn cũng không nên áp dụng cách này vì có thể kích ứng làm bạn khó chịu hơn.

giảm ngứa bằng nước chanh
Sử dụng nước cốt chanh giúp giảm bớt tình trạng ngứa ngáy, khó chịu

5. Dùng trà bạc hà, húng quế

Trà bạc hà và húng quế là những nguyên liệu tự nhiên bạn cũng nên dự trữ ở nhà nếu hay bị ngứa về đêm. Trong tinh dầu của những loại nguyên liệu này có nhiều chất gây tê, kháng viêm có tác dụng giúp bạn giảm bớt ngứa ngáy, khó chịu ngoài da. Do đó hai loại nguyên liệu này thường dùng để làm trà, giúp bạn cải thiện khó chịu trên da.

Sử dụng trà bạc hà, húng quế không khó, bạn có thể dùng loại trà lá tự nhiên hoặc sử dụng các loại trà túi lọc đều được. Sau khi đã chuẩn bị lá bạc hà, húng quế, bạn có thể thả lá trà, húng quế vào ly nước sôi sau đó đậy kín.

giảm ngứa bằng trà bạc hà
Giảm ngứa bằng trà bạc hà tạo cảm giác dễ chịu

*Các biện pháp trên có thể giúp bạn cải thiện tình trạng ngứa về đêm. Tuy nhiên để cải thiện dứt điểm ngứa ngáy bạn cũng đừng bỏ qua những cách chữa bệnh ngứa ngoài da tức thì giảm ngứa nhanh chóng

Một số lưu ý bạn cần biết khi bị ngứa da ban đêm

Bên cạnh một số giải pháp bạn có thể chuẩn bị và dự phòng từ trước, bạn cũng đừng quên một số lưu ý nhỏ nếu như thường bị ngứa về đêm:

1. Chọn lựa trang phục phù hợp

Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia da liễu, tốt nhất bạn nên lựa chọn các sản phẩm từ cotton. Đây là chất liệu thấm hút khá tốt đồng thời đồng thời tránh được nguy cơ ngứa dai dẳng hơn do một số chất liệu vải vóc gây ra. Đặc biệt khi bị ngứa về đêm bạn cần đặc biệt tránh mặc các chất liệu như len, nhung, vải dạ,… dễ gây khó chịu với da.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn những trang phục nhẹ, mềm mại thoáng mát khi ngủ để giúp cho da được thoải mái, tránh tình trạng cọ xát gây khó chịu, ảnh hưởng xấu đến da, làm cho ngứa nặng hơn.

2. Không gãi khi bị ngứa

Khi có các triệu chứng ngứa về đêm, bạn cần đặc biệt chú ý không gãi lên vùng da bị ngứa vì sẽ làm cho tình trạng ngứa tăng nặng hơn. Đặc biệt, với các bệnh ngoài da gây ngứa ngáy như vảy nến, viêm da cơ địa,…nếu gãi thường xuyên sẽ khiến cho tình trạng da tệ hơn, các thương tổn thêm phần nặng nề.

Những trường hợp gãi quá nhiều gây bong tróc còn có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng ngoài da, ảnh hưởng xấu lên cấu trúc da, khiến bệnh kéo dài dai dẳng, có thể để lại sẹo và vết thâm trên da sau khi lành.

3. Một số lưu ý khác

Khi đang bị ngứa da, cần đặc biệt tránh một số thói quen sau:

  • Không tắm nước nóng trước khi đi ngủ vì sẽ gây ngứa nặng hơn, chỉ nên tắm nước ấm và xà phòng dịu nhẹ với da
  • Không sử dụng các trang sức đeo trên người khi ngủ để tránh khó chịu, ngứa ngáy
  • Không nên ăn các loại thực phẩm có khả năng gây ngứa, dị ứng cao như hải sản, các loại đậu, hạt, trứng,… thức uống có cồn như rượu, bia,…

Trên đây là một số lưu ý bạn cần biết về tình trạng ngứa da về đêm và một số giải pháp giảm ngứa, giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp giảm ngứa, bạn cũng cần chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị nếu như tình trạng ngứa kéo dài dai dẳng và không có dấu hiệu giảm bớt.

Một số thông tin về bệnh ngứa da

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 05:45 - 20/07/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Phong Ngứa (Mề Đay): Làm Sao Để Thoát Được Tình Trạng Ngứa Ngáy?

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người là bị gì ?

Bất ngờ rau muống có thể chữa rôm sảy, mẩn ngứa

Bà bầu bị ngứa ở tay chân đùi tháng thứ 7 phải làm sao? [CHUYÊN GIA TƯ VẤN]

Bất ngờ với công dụng trị mẩn ngứa của cây cỏ sữa lá nhỏ

Uống thuốc gì để chữa bệnh phong ngứa nhanh nhất

Nổi mẩn đỏ ngứa ở háng: Căn bệnh nam giới thường mắc

Bệnh phong ngứa có lây không

Nổi mẩn ngứa da mặt nên uống thuốc gì

Nổi mẩn ngứa ở bìu dấu hiệu của bệnh nguy hiểm

Ẩn