Học hỏi kinh nghiệm trị dị ứng với 3 bài thuốc dân gian đơn giản

Dù Y học hiện đại có phát triển mạnh đến đâu, chúng ta vẫn không thể chối bỏ hiệu quả tuyệt vời mà những bài thuốc dân gian mà ông cha ta đã tích lũy bao đời. Nhất là đối với căn bệnh dị ứng mẩn ngứa ngoài ra,những bài thuốc dân gian đó trong nhiều trường hợp có thể làm giảm ngay triệu chứng cấp tính đồng thời luôn an toàn cho làn da và sức khỏe người dùng, dễ thực hiện, sử dụng những thành phần gần gũi, có sẵn.

Đối với những người da dẻ mẫn cẩm, dễ bị kích thích dị ứng thì đùng bỏ qua những chia sẻ hữu ích của chúng tôi hôm nay nhé.

Căn bệnh dị ứng da thường gặp

Tình trạng dị ứng da ai cũng có thể bị trong đó trẻ nhỏ, nhất là các bé nam được xếp vào những đối tượng có khả năng bị dị ứng cao nhất. Bệnh lý này không quá nghiêm trọng nhưng lại phức tạp, chúng liên quan đến thể trạng, cơ địa, nếu không xác định đúng nguyên nhân gây bệnh thì khó trị dứt điểm.

Nhân tố gây dị ứng da hiện diện thường trực trong môi trường sống của chúng ta. Chẳng hạn như thuốc kháng sinh, vi khuẩn, bụi, khói ô nhiễm, phấn hoa, thức ăn, vật liệu tiếp xúc khi làm việc như dung dịch hóa chất, sơn,… hay cũng loại trừ khả năng thể chất của ngừoi bệnh kém, gan bị tổn thương khiến da bị nhiễm độc nổi mụn, loét da,….

Các triệu chứng dị ứng có thể xuất hiện ngay khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên nhưng cũng có thể bộc phát sau đó, vài ngày, vài tuần hoặc có khi tính bằng tháng. Lúc này bệnh nhân cần can thiệp ngay để hạn chế hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Kinh nghiệm trị dị ứng hiệu quả bằng 3 bài thuốc dân gian

1. Dùng bí đao trị dị ứng ngoài da

kinh-nghiem-tri-di-ung-voi-3-bai-thuoc-dan-gian (1)

  • Nguyên liệu chuẩn bị: bí đao lấy phần vỏ 20g, thược dược đỏ 12g, cúc vàng lấy hoa 15g, mật ong nguyên chất.
  • Cách thực hiện: Trừ mật ong, các nguyên liệu còn lại xếp hết vào ấm rồi chêm nước vào nấu sôi. Dùng nước nấu này pha với mật ong uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục nhiều ngày để trị dứt dị ứng. 1 tuần dùng thuốc tính là 1 liệu trình chữa bệnh.

Bài thuốc trên có công dụng giải độc, thanh nhiệt, trừ gió, giảm ngứa. Bài thuốc chỉ sử dụng những thành phần dễ kiếm nên người bệnh cần cố gắng nấu thuốc đến khi khỏi dị ứng mới thôi.

Theo y học cổ truyền, bí đao vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải nhiệt và làm tan đờm, làm mát ruột và hết khát, lợi tiểu, làm hết phù, giải độc và giảm béo.

*Có thể bạn chưa biết: Thành phần chủ yếu của bí đao là nước, nhiều chất xơ, không chứa lipid. Cứ 100g bí đao có 0,4g protid, 2,4g glucid, 19mg canxi, 12mg phosphor, 0,3mg sắt, nhiều loại vitamin (A, B1, B2, B3, B9, C, E… và khoáng chất như kali, phosphor, magie…). Do vậy ngoài công dụng như trên, bí đao còn đặc biệt được chị em ưa thích bởi công dụng giúp làm đẹp da, giảm cân và chống béo phì, nhất là với các chị em sau sinh.

*Lưu ý: TUYỆT ĐỐI KHÔNG SỬ DỤNG BÍ ĐAO SỐNG HOẶC NƯỚC ÉP BÍ ĐAO SỐNG.

2. Rau  tần trị dị ứng mề đay hiệu quả

kinh-nghiem-tri-di-ung-voi-3-bai-thuoc-dan-gian(2)

Người dân Việt Nam chẳng xa lạ gì với loại rau này, chỉ cần ra chợ là có thể mua được mớ to. Nếu muốn chữa nổi mề đay mẩn ngứa, dị ứng ngoài da với vị thuốc này bạn có 2 cách dùng:

Cách chữa 1: vơ lấy 1 nắm rau tần rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi nhẹ, cho vào lòng cối. Dùng chầy giã nhuyễn phần rau sau đó cho vài hạt muối vào giã chung. Cuối cùng dùng phần lá nát này đắp thẳng lên vùng da bị ngứa ngáy và những chỗ có sẩn phù, mẩn đỏ.

-Cách chữa 2: rau tần khô lấy 15g rửa rồicho vào ấm đun nước (khoảng tầm 2 chén con nước sạch). Nấu cạn còn 1 bát con thì dừng. Bát thuốc này chia đều uống 3 lần trong ngày.

Không chỉ là một loại rau gia vị phù hợp với nhiều món ăn, kinh giới còn được liệt kê là một vị thuốc Nam quý trong kho tàng Y học cổ truyền. Thuốc chủ trị cho các bệnh nóng sốt, cảm gió, dị ứng, cầm máu, làm ra mồ hôi, lợi tiểu.

Tuy nhiên nếu ăn sống như một loại rau gia vị hằng ngày bạn cũng nên tiết chế số lượng bởi nếu ăn quá nhiều rau sống có thể sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa.

3. Xông thuốc trị dị ứng mẩn ngứa

kinh-nghiem-tri-di-ung-voi-3-bai-thuoc-dan-gian (2)

Phương pháp xông thuốc là kinh nghiệm chữa trị dị ứng mà thỉnh thoảng chúng ta vẫn thấy bố mẹ áp dụng. Đối với trường hợp ngứa ngáy ngoài da, có phát ban, nổi chầm, sẩn đỏ với biểu hiện đặc trưng là vùng da dày sừng, gồ ghề,  có thể tụ máu bầm dưới da.

  • Nguyên liệu: củ ráy dại hay còn gọi là củ dã vu, lá ba chục, thổ phục linh. Có thể dùng bào cái để thay thế cho củ ráy dại cũng được.
  • Cách thực hiện: củ ráy rửa bỏ vỏ rửa sạch rồi thái mỏng, thổ phục linh thái phiến. Cho tất cả thành phần này vào nồi và đun soi khoảng 10 phút rồi dùng phần hơi để xông. Xông trực tiếp cho vùng da dị ứng, lúc này người bệnh cần hết sức cẩn thận để tránh bị phỏng hơi nóng.

Hoặc nếu không muốn xông bạn có thể dùng các loại lá tắm trị mẩn ngứa như kinh giới, lá khế, cây lưỡi bò,… để nấu nước rửa vết thương hằng ngày.

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:03 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

10 nguyên nhân gây dị ứng da bạn có biết

Bài thuốc nam đặc trị dị ứng, nổi mề đay của nhà thuốc Đỗ Minh Đường có hiệu quả không? Chi phí bao nhiêu?  

Tìm lại “cuộc đời mới” nhờ trị dứt điểm bệnh dị ứng, nổi mề đay 

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường có chữa khỏi dị ứng, nổi mề đay không?

Chữa dị ứng bằng phương pháp dân gian

Biểu hiện ngứa mắt do dị ứng

Bất ngờ cách trị dị ứng da mặt bằng mật ong tại nhà

Sử dụng thuốc uống trị dị ứng da mặt loại nào?

Khi bị dị ứng da mặt nên ăn gì và kiêng ăn gì

Lời giải đáp dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi? có tự khỏi không?

Ẩn