Chữa dị ứng bằng phương pháp dân gian
Ngoài các biện pháp chữa dị ứng mẩn ngứa bằng thuốc, có khá nhiều biện pháp tự nhiên cũng được ưa chuộng trong dân gian. Hẹ, trà xanh, lá khế,… là một số cách chữa dị ứng bằng phương pháp dân gian thường được áp dụng ở nhiều nơi trên cả nước.
Lợi ích khi chữa dị ứng bằng phương pháp dân gian
Tuy có một số nhược điểm như tác dụng chậm, hiệu quả tùy vào cơ địa của bệnh nhân nhưng các phương pháp dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên cũng có khá nhiều ưu điểm đáng chú ý. Trong đó phải kể đến một số ưu điểm như:
- Lành tính, an toàn với da.
- Ít kích ứng và hầu như không có tác dụng phụ.
- Nguồn nguyên liệu dễ kiếm, phổ biến.
- Dễ chuẩn bị cũng như thực hiện, có thể áp dụng tại nhà.
Do đó những phương pháp dân gian sử dụng các nguyên liệu tự nhiên hiện vẫn là lựa chọn của khá nhiều người khi mắc một số chứng bệnh ngoài da phổ biến, trong đó có dị ứng.
Chữa dị ứng bằng phương pháp dân gian
Có khá nhiều loại nguyên liệu tự nhiên được sử dụng để chữa dị ứng theo phương pháp dân gian. Bạn có thể lựa chọn và áp dụng một số loại dược liệu tự nhiên chữa dị ứng trong danh sách dưới đây:
1. Lá kinh giới chữa dị ứng
Lá kinh giới (tên khoa học là Elsholtzia ciliata), mọc khá nhiều ở nước ta và là một loại cây thuộc họ hoa môi (Lamiaceae). Ngoài ra, kinh giới cũng được tìm thấy ở nhiều nước khác như Campuchia, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và một số nước châu Á khác. Một số quốc gia châu Âu, Bắc Mỹ cũng đã nhập và khai thác loại cây này.
Trong thành phần của lá kinh giới có khá nhiều thành phần tự nhiên bao gồm:
- Tinh dầu, nổi bật nhất là d – methol và d – limonen.
- Các chất xơ hòa tan.
- Vitamin B, C.
Những thành phần trong lá kinh giới có tác dụng khá tốt trong điều trị một số bệnh thông thường. Dân gian thường dùng kinh giới để chữa một số bệnh thường gặp như bệnh cảm cúm, ho, giúp cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ nhuận tràng. Cách sử dụng cũng khá đơn giản.
Chuẩn bị:
- Lá kinh giới khoảng 100 gram (chọn phần thân và lá).
Thực hiện:
- Lá kinh giới đem ngâm nước muối, rửa sạch, sau đó để ráo nước.
- Cho lá kinh giới đi sao vàng sau đó bọc trong vải mỏng, để cho bớt nóng.
- Chườm nhẹ lá kinh giới lên vùng da đang ngứa do dị ứng.
- Đến khi lá kinh giới nguội hẳn thì ngừng. Rửa lại vùng da với nước sạch.
- Khi thực hiện cách này cần cẩn thận để tránh bị bỏng da.
2. Lá khế chữa dị ứng
Khế (Averrhoa carambola L.) là cây ăn quả khá phổ biến ở nước ta. Bên cạnh sử dụng phần quả để làm thực phẩm, lá khế còn có nhiều tác dụng trong chữa bệnh. Từ lâu, Y học cổ truyền phát hiện lá khế có chứa khá nhiều tinh dầu. Khế được xếp vào nhóm dược liệu có vị chát, tính lạnh, mát thường được dân gian sử dụng để cải thiện các chứng ngứa ngoài da và dị ứng.
Chuẩn bị:
- Khoảng một nắm lá khế tươi (từ 100 – 200 gram).
- Nước sạch khoảng 2 lít.
Thực hiện:
- Lá khế đem ngâm với nước muối, sau đó rửa sạch và để ráo nước.
- Đem lá khế cho vào nồi sau đó đun sôi khoảng 10 – 15 phút.
- Khi nước sôi, tắt bếp và để cho nước lá khế nguội bớt.
- Sử dụng nước lá khế pha với nước tắm để vệ sinh da, loại bỏ các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do dị ứng da.
3. Lá hẹ chữa dị ứng
Lá hẹ (Allium tuberosum) là một trong những loại thực vật thuộc họ hành, mọc khá phổ biến ở nhiều nước. Đây là loại cây được sử dụng khá nhiều ở nước ta để làm thực phẩm do có mùi khá dễ chịu. Ngoài ra, lá hẹ được xem là một trong những loại thực vật có tác dụng khá tốt đối với sức khỏe.
Y học cổ truyền xếp hẹ vào nhóm thực phẩm có vị hơi chua, mùi hơi hăng, tính ấm. Khi sử dụng hẹ có tác động tốt đối với cơ thể giúp bổ dương, ôn trung, hành khí, dùng để cầm máu, hỗ trợ giải độc, giúp tiêu đờm, cầm máu, trợ thận,… Với người bị dị ứng, ngứa ngáy ngoài da cũng có thể sử dụng hẹ để giúp giảm ngứa và các triệu chứng dị ứng.
Chuẩn bị:
- Bạn cần có khoảng 100 gram lá hẹ tươi.
Thực hiện:
- Lá hẹ tươi đem ngâm nước muối sau đó rửa sạch và để ráo.
- Sau khi rửa sạch hẹ, bạn đem cắt thành những khúc nhỏ.
- Cho hẹ vào nồi sau đó đun với khoảng 1/2 lít nước.
- Sau khoảng 10 phút nước sẽ bắt đầu sôi, lúc này bạn tắt bếp và lấy nước để nguội sau đó uống để giúp giảm các triệu chứng ngứa ngoài da. Bên cạnh đó, cách này có thể giúp bổ sung độ ẩm cho làn da của bạn.
Trên đây là một số phương pháp chữa dị ứng dân gian được áp dụng khá rộng rãi với nhiều ưu điểm nổi bật. Hi vọng bạn sẽ lựa chọn được cho mình phương pháp phù hợp và hiệu quả để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do dị ứng gây ra.
Hiểu thêm về tình trạng dị ứng da
Cập nhật lúc 10:08 - 03/10/2021
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!