Các triệu chứng dị ứng da mẩn ngứa cần phòng ngừa ngay lập tức

Cứ 5 người trên thế giới thì 1 người có các triệu chứng dị ứng da mẩn ngứa với nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi bệnh nhân có thể dị ứng với 1 hoặc nhiều yếu tố, dẫn đến nhiều ảnh hưởng trong cuộc sống, sức khỏe. Do đó kiểm soát và phòng ngừa các dấu hiệu dị ứng da rất quan trọng và cần thiết.

Nội dung bài viết bao gồm:

Tình trạng dị ứng (allergy) có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như hệ hô hấp, da, hệ tuần hoàn, mắt,… Tuy nhiên dị ứng da (skin allergy) vẫn là dạng dị ứng dễ gặp nhất trên thế giới. Ở nước ta, dị ứng da thường bị nhiều người hiểu nhầm là một bệnh lý, tuy nhiên trên thực tế, đây là một chuỗi các phản ứng phức tạp mà bạn cần hiểu rõ để có những hướng can thiệp, điều trị cũng như phòng ngừa.

điều trị và phòng ngừa triệu chứng dị ứng da mẩn ngứa
Dị ứng da mẫn ngứa là bệnh lý rất phổ biến trong cuộc sống, liên quan đến nhiều yếu tố dị ứng khác nhau

I. Dị ứng da là gì?

Dị ứng da (skin allerrgy) là một chuỗi các phản ứng tạo thành một quá trình rối loạn của hệ miễn dịch tạo thành các phản ứng trên da để chống lại những tác nhân mà cơ thể xem là nguy hiểm. Tuy nhiên các phản ứng này thường khác nhau tùy theo độ mẫn cảm của mỗi người.

Có những trường hợp dị ứng với các yếu tố có hại từ cuộc sống, môi trường, công việc. Tuy nhiên cũng có những trường hợp cơ địa quá mẫn, bùng phát phản ứng dị ứng với những yếu tố không hề nguy hiểm như thực phẩm. Đây là một dạng hiểu nhầm của hệ miễn dịch, khiến cơ địa của bệnh nhân đó mẫn cảm quá mức với một số yếu tố mà người bình thường không mắc phải.

Thông thường dị ứng da không nguy hiểm, chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống của bệnh nhân, không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên đối với những trường hợp dị ứng nặng, sốc phản vệ thì có thể nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng nếu chúng gây ra các rối loạn về huyết áp, tuần hoàn, hô hấp,… Tỉ lệ này dị ứng nặng và sốc phản vệ ở nước ta hiện nay là 8,5/1 triệu, ở các nước phát triển khác dao động từ 5/1 triệu (thống kê của Khoa Dị ứng, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, tháng 1, 2014).

Dị ứng da thường gặp ở đối tượng nào?

Theo lý thuyết, không có những đối tượng cụ thể đối với tình trạng dị ứng. Dị ứng trong cuộc sống có thể xảy ra với bất kỳ ai có cơ địa quá mẫn khi tiếp xúc với các yếu tố dễ thúc đẩy dị ứng da. Có thể gặp những trường hợp dị ứng da ở cả hai giới với bất kỳ độ tuổi nào, miễn là cơ địa họ quá mẫn với một hoặc một số yếu tố nào đó.

Tuy nhiên, trên thực tế cũng như theo kinh nghiệm của các bác sĩ, nếu thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng, kích ứng thì cũng có thể gặp phải tình trạng dị ứng da mặc dù trước đó cơ địa không quá mẫn với các yếu tố này. Những trường hợp dị ứng dạng này thường liên quan đến nghề nghiệp của bệnh nhân. Điển hình như người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, người làm vườn, nhân viên vệ sinh, người tiếp xúc thường xuyên với kim loại, quặng, công nhân xây dựng tiếp xúc nhiều với xi măng, người làm công việc tiếp xúc với nước, độ ẩm cao,…

Ngoài ra, một số bệnh nhân có tiền sử gia đình bị dị ứng, bẩm sinh sức đề kháng yếu, có các bệnh mãn tính như hen suyễn,… cũng có nguy cơ mắc dị ứng da cao hơn so với những trường hợp khác.

những đối tượng dị ứng da rất đa dạng
Đối tượng mắc dị ứng da rất đa dạng, có thể xảy ra ở cả hai giới với nhiều độ tuổi khác nhau

II. Các triệu chứng dị ứng da không nên chủ quan

Phần lớn các triệu chứng dị ứng da do những nguyên nhân khác nhau đều có một số thương tổn ngoài da tương đối giống nhau. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số triệu chứng riêng biệt ở các trường hợp dị ứng da tùy theo nguyên nhân gây dị ứng.

1. Dấu hiệu dị ứng da do côn trùng

Dị ứng côn trùng khá thường gặp trong cuộc sống. Có rất nhiều loại côn trùng gây ra dị ứng côn trùng bằng nhiều hình thức khác nhau như:

  • Dị ứng do côn trùng đốt (các loại ong, các loại kiến)
  • Dị ứng do côn trùng cắn (đối với muỗi, bọ xít hút máu, rệp, bọ chét)
  • Dị ứng khi tiếp với côn trùng (kiến ba khoang)
  • Dị ứng với chất thải của côn trùng (điển hình là côn trùng trong nhà như gián, rận,…)

Tùy đặc tính của các loại côn trùng, mức độ mẫn cảm của người bị dị ứng mà các triệu chứng dị ứng da do côn trùng có thể chia làm 3 mức độ: nhẹ, nặng, sốc phản vệ,…

  • Triệu chứng nhẹ: thường xuất hiện phát ban đơn thuần, ngứa, mề đay, mẩn xuất hiện trên da
  • Triệu chứng nặng: sưng phù nặng nề trên mặt, môi, các vùng da, đôi khi lưỡi hoặc cổ họng, có thể khó thở, khò khè
  • Triệu chứng sốc phản vệ, thường rất nghiêm trọng, có thể xuất hiện một loạt các triệu chứng như nôn mửa, đau dạ dày, ngất xỉu, chóng mặt, tụt huyết áp, mạch nhanh, khó thở, thở gấp,…
triệu chứng dị ứng da do côn trùng
Dị ứng da do côn trùng có thể do bị đốt, cắn, tiếp xúc trực tiếp với một số loại côn trùng có độc tính

Các triệu chứng nhẹ khi dị ứng ngoài da do côn trùng có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn, không cần can thiệp, thường chỉ kéo dài từ vài giờ đến 1 ngày. Với những triệu chứng nặng, sốc phản vệ, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức để bác sĩ có thể thăm khám và chỉ định can thiệp cần thiết nhằm giúp cắt triệu chứng dị ứng càng sớm càng tốt, tránh đe dọa đến tính mạng.

2. Biểu hiện dị ứng do thức ăn

Dị ứng do thức ăn thường dễ bị nhầm với ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, ngộ độc thực phẩm thường liên quan đến chất lượng thực phẩm, thường xảy ra tập thể. Trong khi đó dị ứng thực phẩm chỉ xảy ra với một số người có cơ địa dị ứng trong khi những người khác không có dấu hiệu gì. Đa số trường hợp dị ứng thực phẩm thường do quá mẫn cảm với loại thực phẩm đó hoặc thiếu enzyme tiêu hóa (đặc biệt là thiếu enzyme lactase trong những trường hợp dị ứng sữa bò).

Những triệu chứng dị ứng thực phẩm cũng có các mức độ nặng nhẹ khác nhau như:

  • Có cảm giác ngứa ngáy ngoài da, ngứa mặt, môi, miệng
  • Có các dấu hiệu phát ban, mẩn đỏ hoặc mề đay ngoài da, kéo theo ngứa xuyên suốt đợt dị ứng
  • Vùng da mặt, môi, lưỡi, cổ họng và một số vùng da khác có dấu hiệu sưng phù
  • Có thể gặp phải các vấn đề hô hấp như khó thở, nghẹt mũi, khò khè,…
  • Xuất hiện các triệu chứng giống với rối loạn tiêu hóa như nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng
  • Có thể xuất hiện một số dấu hiệu sốc phản vệ như choáng váng, chóng mặt, mất xỉu, tụt huyết áp,…

Thống kê cho thấy có hơn 160 loại thực phẩm có thể gây ra dị ứng thực phẩm. Trong đó có một số nhóm thực phẩm có tỉ lệ dị ứng khá cao gồm có các loại động vật có vỏ, đậu phộng, các loại hạt, trứng, cá, lúa mì, sữa bò, hải sản, thịt bò,… Tại nước ta, dị ứng thực phẩm ở người lớn có tỉ lệ khoảng 3%, ở trẻ em tỉ lệ khoảng 6 – 8%.

Dấu hiệu dị ứng da do các loại thực phẩm
Dị ứng da do một số loại thực phẩm rất thường gặp trong cuộc sống, đặc biệt là dị ứng sữa, các loại hạt, hải sản, thịt,…

3. Hiện tượng dị ứng da do thời tiết

Dị ứng da do thời tiết thường không xảy ra quanh năm mà chỉ rơi vào một số thời điểm nhất định, đặc biệt là giai đoạn giao mùa. Bệnh cũng dễ tái đi tái lại hằng năm, tầm ảnh hưởng rộng, do đó thường gây ra những ảnh hưởng khó chịu cho bệnh nhân. Tùy theo cơ địa mà bệnh nhân sẽ có hai xu hướng dị ứng thời tiết là dị ứng nhiệt và dị ứng hàn.

Dị ứng nhiệt thường bùng phát khi trời nóng bức, vào thời điểm giao từ mùa xuân sang hè gây ra các đợt sưng tấy đỏ, mẩn ngứa, khó chịu trên da. Dị ứng hàn thường bùng phát khi trời lạnh, nhiệt độ xuống thấp, thời gian phổ biến vào Thu – Đông, Đông – Xuân. Người bệnh dễ ảnh hưởng với nhiệt độ thấp, độ ẩm cao như mưa, gió lạnh, sương, tuyết,…

Biểu hiện phổ biến khi dị ứng thời tiết gồm có một số dấu hiệu chính bao gồm:

  • Phát ban ngoài da kèm mẩn đỏ, ngứa ngáy khi thời tiết thay đổi
  • Thương tổn da thường tập trung tại các vùng da thường ít được che chắn như bàn tay, chân, mặt,…
  • Một số trường hợp da có sưng rộp, tấy đỏ
  • Trường hợp nặng có thể nổi mề đay cấp tính, người bệnh bị tụt huyết áp, có các vấn đề về hô hấp, khó thở,…
dị ứng da do yếu tố thời tiết
Nhiệt độ, độ ẩm trong không khí thay đổi vào những thời điểm giao mùa đều có thể dẫn đến tình trạng dị ứng, kích ứng da

4. Triệu chứng dị ứng da do mỹ phẩm

Thông thường, da của chúng ta được chia thành 5 loại là da thường, da nhờn (da dầu), da nhạy cảm, da khô, da hỗn hợp. Trong đó loại da khô và da nhạy cảm là những loại da dễ bị dị ứng với mỹ phẩm nhất nếu như sử dụng các loại mỹ phẩm không phù hợp với làn da.

Triệu chứng dị ứng da do mỹ phẩm thường bao gồm:

  • Cảm giác khô da, khó chịu
  • Ngứa ngáy ngoài da xuyên suốt đợt dị ứng
  • Đôi khi có dấu hiệu mẩn đỏ ngoài da
  • Ở mức độ dị ứng tương đối nặng có thể gây sưng, bong tróc da,…
  • Những trường hợp nặng có thể xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

Khác với một số trường hợp dị ứng khác, dị ứng da do mỹ phẩm đôi khi không chỉ do cơ địa của da người sử dụng mà còn có thể do chất lượng mỹ phẩm không được đảm bảo, từ đó dẫn đến các vấn đề về da, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

dị ứng da do các loại mỹ phẩm
Sử dụng các loại mỹ phẩm không phù hợp có thể dẫn đến dị ứng da, ảnh hưởng đến sức khỏe và cấu trúc làn da

5. Dấu hiệu dị ứng do hóa chất

Triệu chứng dị ứng hóa chất cũng rất dễ nhận biết, hầu hết bệnh nhân tiếp xúc với các loại hóa chất dễ kích ứng thường xuất hiện các dấu hiệu thương tổn khoảng vài chục phút đến vài giờ. Đa phần những trường hợp dị ứng da do hóa chất sẽ gây ra các tổn thương tại chỗ, một số trường hợp có thể gây tổn thương lan rộng toàn thân. Các triệu chứng này gồm có:

Triệu chứng tại chỗ:

  • Da có cảm giác râm ran hoặc nóng rát khó chịu
  • Có dấu hiệu sưng và phù nề trên da
  • Viêm, rỉ nước tại vùng da tiếp xúc kèm theo các dấu hiệu khó chịu, ngứa ngáy,…
  • Đôi khi có mụn nước, phát ban, mẩn đỏ, phồng rộp và khô da

Triệu chứng toàn thân:

  • Các triệu chứng toàn thân tương đối giống với triệu chứng tại chỗ, bao gồm mẩn ngứa, sưng phù,…
  • Đôi khi các triệu chứng toàn thân còn có các triệu chứng hô hấp đi kèm như hen phế quản,…

Thống kê của các chuyên gia cho thấy có hơn 2800 loại hóa chất có khả năng dẫn đến dị ứng, đặc biệt là các hóa chất tính tẩy mạnh, các loại thuốc diệt cỏ, một số loại dung môi dễ bay hơi, sơn, dầu nhớt, chất đốt,… Tỷ lệ dị ứng hóa chất chiếm khoảng 7% những trường hợp tiếp xúc thường xuyên với hóa chất.

dị ứng với các loại hóa chất
Tiếp xúc thường xuyên với các loại hóa chất cũng có thể gặp phải tình trạng dị ứng da, đặc biệt là khi tiếp xúc với các loại chất tẩy rửa

6. Triệu chứng dị ứng da do môi trường

Khác với dị ứng thời tiết, thường liên quan đến các yếu tố tự nhiên, không thể can thiệp thì dị ứng da do môi trường có liên quan đến nhiều yếu tố trong sinh hoạt, sản xuất và cả một số yếu tố tự nhiên. Hầu hết dị ứng da do môi trường thường nhẹ, hiếm khi dị ứng nặng. Các triệu chứng phổ biến của dạng dị ứng này là:

  • Ngứa ngáy ngoài da, khó chịu
  • Mẩn đỏ
  • Mề đay,…

Một số yếu tố dị ứng da do môi trường gồm có khói bụi, phấn hoa, lông vật nuôi trong nhà và một số yếu tố khác trong không khí mà cơ địa của bệnh nhân bị quá mẫn. Dị ứng da do môi trường còn có thể do tiếp xúc với các nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, có lẫn các yếu tố gây ra dị ứng, kích ứng.

dị ứng da do môi trường
Môi trường không khí và môi trường nước ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh cũng làm tăng nguy cơ kích ứng ngoài da

7. Biểu hiện dị ứng da do thuốc

Dị ứng thuốc có thể xảy ra khi cơ thể bệnh nhân quá mẫn với các dạng thuốc khác nhau như thuốc uống, thuốc tiêm, các loại thuốc bôi ngoài da, các loại thuốc nhỏ. Đa số những loại thuốc này khi sử dụng đều có một tỉ lệ nhỏ dẫn đến dị ứng, kích ứng ngoài da.

Nếu như cơ địa của bệnh nhân bị dị ứng với các thành phần trong thuốc, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng trên vùng bụng, các chi, lưng, mặt, quanh cổ, môi, mắt,… bao gồm một số triệu chứng như:

  • Dấu hiệu nổi mề đay ngoài da
  • Phù ngoài da
  • Teo da
  • Triệu chứng sốc phản vệ
  • Các vấn đề về bạch cầu
  • Những dấu hiệu hồng ban có bọng nước
  • Các triệu chứng hoại tử thượng bì và nhiễm độc
dị ứng da do các loại thuốc
Sử dụng các loại thuốc cũng có một tỉ lệ nhất định gặp phải dị ứng, do đó sau khi sử dụng thuốc cần phải theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt là khi sử dụng thuốc có hoạt lực cao

Thống kê của các bác sĩ cho biết các nhóm thuốc có tỉ lệ dị ứng đặc biệt cao gồm có các thuốc kháng sinh, một số thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm, các loại vaccine, một số thuốc sulfamide, kháng sinh penicilline liều cao, streptomycine, chloramphenicol, pyramidon, analgine…

Dị ứng thuốc đặc biệt nguy hiểm và dễ xảy ra nhất ở những bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị tùy tiện, không theo chỉ định của bác sĩ. Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề cho da và nội tạng. Bạn có thể theo dõi những tác hại của việc sử dụng thuốc không đúng cách qua video dưới đây:

8. Dị ứng bia rượu

Dị ứng bia rượu hay dị ứng với cồn là một dạng dị ứng xuất hiện ở những người không dung nạp với cồn trong các loại thức uống. Mặt khác, các sản phẩm bia, rượu đều chứa dị nguyên histamine trong quá trình lên men lúa mạch, do đó những người dị ứng lúa mạch cũng có thể dị ứng bia rượu.

Một số trường hợp người không dị ứng với cồn nhưng có các vấn đề về gan cũng có thể dẫn đến tình trạng kích ứng với các triệu chứng tương tự như dị ứng bia rượu do gan bị ảnh hưởng bởi ethanol trong rượu bia. Tương tự như các dạng dị ứng khác, người bị dị ứng bia rượu cũng có thể gặp phải các triệu chứng dị ứng từ nhẹ đến nặng như:

  • Ngứa ngáy một số vị trí như vùng thắt lưng, ngực, lưng, cổ, mặt, tay, chân
  • Có mề đay mẩn ngứa, mẩn đỏ
  • Một số trường hợp có thể kèm theo sưng tại các vị trí như lưỡi, mặt, môi, các bộ phận khác,…
  • Những trường hợp dị ứng bia rượu nặng có thể dẫn đến tình trạng choáng váng, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, mất ý thức, tụt huyết áp,…

Dị ứng rượu bia tương thường khó can thiệp điều trị dứt điểm do bệnh nhân bị nghiện rượu bia, dẫn đến bệnh tái diễn lặp đi lặp lại trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt, công việc của người bệnh.

III. Nên đến thăm khám bác sĩ khi nào?

Thông thường, dị ứng bùng phát các triệu chứng rất nhanh sau khi tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng. Tùy trường hợp mà phản ứng dị ứng có thể xảy ra sau vài chục phút đến vài giờ, những trường hợp quá mẫn có thể có triệu chứng chỉ sau vài phút. Đối với các triệu chứng nhẹ, chỉ có các dấu hiệu ngoài da, cảm giác ngứa ngáy khó chịu đơn thuần thì có thể không cần đến bác sĩ, các triệu chứng có thể lặn đi sau một khoảng thời gian ngắn

Tuy nhiên đối với những trường hợp nặng có các dấu hiệu sau đi kèm thì bạn nên thận trọng, tốt nhất nên đến bác sĩ ngay để can thiệp kịp thời:

  • Ngứa, phát ban nhanh trên diện rộng, phù nề, sưng trên mặt hoặc nhiều vùng da
  • Đau quặn bụng, nóng rát vùng thượng vị, cảm giác khó thở, tiêu chảy
  • Mạch nhanh, khó thở, tụt huyết áp, tim đập nhanh hoặc giảm nhịp tim
  • Có dấu hiệu sốc phản vệ do quá mẫn (Anaphylaxis, Anaphylactoid reaction) với một loạt triệu chứng cùng lúc như sưng mặt, cổ họng, khó thở, khò khè, phát ban, ngứa, chóng mặt, ngất xỉu, tuột huyết áp,…

Khi có những trường hợp này, tốt nhất bạn nên đến các bệnh viện, cơ sở y tế để được can thiệp càng sớm càng tốt. Những trường hợp dị ứng nặng các bác sĩ thường kết hợp truyền dịch tĩnh mạch, các thuốc kháng histamine, Diphenhydramine, Benadryl, một số loại thuốc như Cimetidine, Tagamet, Ranitidine, Zantac,… để kiểm soát dị ứng và sốc phản vệ, giúp cắt nhanh triệu chứng để tránh những diễn biến xấu đe dọa sức khỏe và tính mạng.

IV. Cách phòng tránh và khắc phục triệu chứng dị ứng da

Bên cạnh những phương pháp điều trị dị ứng da, việc phòng ngừa tái phát căn bệnh này cũng đặc biệt quan trọng vì đây là căn bệnh rất dễ tái phát khi có các yếu tố thuận lợi. Để phòng ngừa dị ứng da gây mẩn ngứa, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số lưu ý sau:

1. Tránh xa yếu tố kích ứng

Hạn chế tối đa tiếp xúc với các yếu tố dễ gây kích ứng, dị ứng, đặc biệt là các yếu tố dị ứng tiền sử bệnh nhân đã gặp phải. Chú ý tránh xa các yếu tố này có thể giúp bạn ngăn ngừa tối đa nguy cơ dị ứng tái phát trở lại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Giữ môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh các vật dụng dễ bám bụi như rèm cửa, chăn màn, thảm,… để loại bỏ các yếu tố dị ứng từ không khí trong môi trường sống của bạn. Môi trường sống sạch sẽ là điều kiện giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ kích ứng, dị ứng xung quanh chúng ta.

2. Bảo vệ cơ thể trước yếu tố thời tiết

Cẩn thận khi thời tiết thay đổi, lúc này nhiệt độ và độ ẩm sẽ có sự chênh lệch, góp phần khiến cho cấu trúc da bị ảnh hưởng. Bạn nên chú ý bảo vệ da vào những thời điểm này, đặc biệt là ở những người có tiền sử mẫn cảm với yếu tố thời tiết.

Vào mùa lạnh nên chú ý mặc ấm, nơi ở cần tránh gió lùa, nhiệt độ và độ ẩm phù hợp, cân đối. Mùa nóng cần chú ý mặc thoáng mát, áp dụng các biện pháp tránh nóng, bổ sung độ ẩm để tránh khô da.

3. Cẩn thận với các loại hóa chất

Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất nếu không thật sự cần thiết, đặc biệt là sau khi vừa dứt một đợt dị ứng, kích ứng. Đối với một số hóa chất mạnh như các chất tẩy rửa, sơn, dung môi công nghiệp, thuốc trừ sâu,… cần tránh tiếp xúc trực tiếp khi dùng mà nên có trang bị bảo hộ.

phòng ngừa dị ứng hóa chất
Khi sử dụng các loại hóa chất cần cẩn thận, hạn chế tiếp xúc trực tiếp, sử dụng dụng cụ bảo hộ để phòng ngừa dị ứng

4. Chú ý chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong phòng ngừa dị ứng tái phát. Người sau điều trị dị ứng cần chú ý đa dạng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin A, C, E, các khoáng chất có lợi cho sức đề kháng,… Tuy nhiên cũng nên lưu ý tránh dùng các thực phẩm mà cơ thể bạn có tiền sử dị ứng trước đây.

Ngoài ra, để phòng chống dị ứng, bạn cần tránh tối đa việc đưa các chất có hại, các chất dễ gây kích ứng hệ miễn dịch vào cơ thể. Đặc biệt là các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và một số chất kích thích khác để bảo vệ hệ miễn dịch không bị suy yếu và làm tăng nguy cơ dị ứng.

phòng ngừa dị ứng thực phẩm
Người bị dị ứng cần đa dạng dưỡng chất cho cơ thể và hệ miễn dịch nhưng cần cẩn thận các loại thực phẩm dễ dị ứng, kích ứng

5. Chú ý đến việc rèn luyện

Song song với chế độ dinh dưỡng, việc rèn luyện cũng có nhiều tác động tích cực đối với sức khỏe và đặc biệt là sức đề kháng của cơ thể người bệnh. Bạn nên ưu tiên luyện tập các bài tập làm tăng sức đề kháng, sức bền cho toàn cơ thể như đi bộ, chạy bộ, bơi lội,… Chú ý sắp xếp thời gian luyện tập, nghỉ ngơi, cân bằng với công việc và các sinh hoạt hằng ngày.

6. Giữ cho tinh thần luôn vui vẻ

Tinh thần ổn định cũng có tác dụng phòng ngừa dị ứng, kích ứng do stress, làm thay đổi các hormone trong cơ thể, ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch. Do đó bạn nên giữ cho tinh thần được vui vẻ, thoải mái để tránh nguy cơ dị ứng ngoài da có liên quan đến cơ địa, hệ thống miễn dịch.

phòng ngừa dị ứng da do stress
Giữ cho tinh thần thoải mái là cách tốt nhất để phòng ngừa dị ứng da do stress, căng thẳng

Các triệu chứng dị ứng da mẩn ngứa trong cuộc sống xảy ra khá phổ biến, thường liên quan đến cơ địa của bệnh nhân. Đa số những trường hợp dị ứng da thường dễ tái phát trở lại. Chính vì vậy bệnh nhân cần phải lưu ý áp dụng song song các phương pháp điều trị và kiểm soát triệu chứng dị ứng, kết hợp với các giải pháp phòng ngừa tại nhà. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có hướng chăm sóc da, ngăn ngừa dị ứng an toàn và khoa học nhất.

Bệnh nhân dị ứng da mẩn ngứa cần biết

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:07 - 03/10/2021

Bình luận (14)

  1. Phương says: Trả lời

    tôi nam nay 31 tuoi, moi lan an hai san, chi 1 luong it thoi thi sau do khoang 30 phut la mat xung hup len, ngưa rat kho chiu, toi k biet benh cua toi co dtri dc k ạ?

    1. Thu Giang says:

      Bệnh ngứa nổi mẩn ngứa mà ăn hai sản thì biết tay nhau rồi , mình trước bị nổi mẩn ngứa không biết đi biển ăn hải sản đêm hôm đó về ngứa người như muốn phát rồ lên ấy . mua thuốc giảm dị ứng uống mà không si nhê gì hết . sau cũng may mắn có bà chị cùng đoàn chỉ cho đến điều trị bằng bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh này hơn 2 tháng thì khỏi đó , cũng may mắn hợp thầy hợp thuốc lên cũng mau khỏi chứ không người cứ suốt ngày ngứa gáy bứt rứt ăn ngủ cũng không yên .

      http://www.benhmedaymanngua.com/chua-khoi-me-day-sau-sinh-bang-bai-thuoc-gia-truyen-dong-ho-minh.html

    2. Phạm thị Ngọc says:

      em mới bị bệnh nổi mẩn ngứa 2 tháng nay đi bệnh viên da liễu khám và làm xét nghiệm máu thì bác sĩ bảo bị bệnh nổi mề đay . mà em uống thuốc bác sĩ bệnh viện kê sao mãi chẳng thấy đỡ hơn gì hết . dạo này còn bị nổi mẩn đỏ lan rông ra khó chịu bực bội quá trời . Chị Làm ơn cho em địa chỉ và sđt ở chỗ bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh với chị ơi ?

    3. Hải says:

      cho tôi hỏi thuốc của dòng họ Đỗ Minh có dễ uống và tiện lợi không mọi người ,?

    4. Quang Lực says:

      bệnh ngứa khổ thật đó từ ngày mình bị không đêm nào ngủ ngon . ai biết mua thuốc Dòng Họ Đỗ Minh ở đâu chỉ giúp tôi nhé ?

    5. Thanh Quyên says:

      Mình gửi cả nhà địa chỉ và số điện thoại của bác sĩ Đỗ Minh Tuấn đây nè , bệnh nổi mề đay mẩn ngứa điều trị bằng bài thuốc này mình thấy rất hiệu quả đó , mà được cái ưu điểm là thuốc nam nhưng mà để tiện cho bệnh nhân sử dụng bác sĩ Đỗ Minh Tuấn đã nấu thành cao đặc rồi lên sử dụng rất tiện lợi , và khá dễ uống , không phải tốn thời gian sắc thuốc cả nhà nhé .

      Địa chỉ : Số 37A ngõ 97 Phố Văn Cao – Quận Ba Đình – Hà Nội .

      Điện thoại: 02462 536 649 – 0963 302 349.

  2. Hà Hạnh says: Trả lời

    mẹ em bị nổi mẩn ngứa ở 2 cánh tay có nhiều nốt thành từng cục như đầu ngón tay màu trắng nhợt không biết như vậy là bệnh gì vậy các bác ?

  3. Thanh Mai says: Trả lời

    Mình bị dị ứng mỹ phẩm mẩn ngứa đỏ hết mặt cảm giác mặt lúc nào cũng phừng phừng nóng đỏ . chị em nào có kinh nghiệm điều trị vụ này giúp mình với ?

    1. Thu Minh says:

      mình trước cũng bị dị ứng mỹ phẩm giống bạn bạn thử đắt mặt lạ dưa neo xem đỡ ko nhé .

  4. Hồng says: Trả lời

    Mấy ngày nay khắp người mẹ mình nổi lên mấy nốt ngứa nó mẩm to như bị con côn trùng đốt vậy, ngứa lắm. k biết mẹ e bị bệnh gì và điều trị bài thuốc của dòng họ đỗ minh khỏi được không vậy , và khoảng bao nâu mới khỏi ạ?

    1. Hoàng Thị Hương says:

      neu not ngua noi len, cang gai cang lan rong roi vai tieng sau tit, ngay hom sau hoac vai ngay sau lai bi tiep nhu the thi la bi me day roi . benh nay ban uong thuoc cua dong họ do minh kien tri la khoi do nhe . minh truoc cung bi benh nay dieu tri 3 thang moi het noi man ngua do .

  5. Lâm Anh says: Trả lời

    em vừa tìm hiểu bên này có bài báo nói về bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh đây nè cả nhà .

    http://www.khoedep360.com/thuoc-dac-tri-me-day-cua-dong-ho-do-minh-co-chua-duoc-day-man-tinh.html

  6. Huỳnh Văn Thông says: Trả lời

    Cha cũa em làm nghề hồ và không biết bị dị ứng cái gì hay thế nào… mà nỗi mận ngứa ngấy… tay và chân đôi lúc… lỡ nữa ạ…

  7. Nguyên thị thuỷ, tuổi 36 says: Trả lời

    Vợ mình dã bị dị ứng nổi khắp người hơn 2 tuần nay đặc biệt ngứa về đêm chỉ mới uống viên chống dị ứng mà kg được nay nhờ mọi người tư vấn nên đi khám ở đâu hay có bài thuốc nào chỉ mình với nha (mình ở tp vinh tỉnh nghệ an)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

10 nguyên nhân gây dị ứng da bạn có biết

Bài thuốc chữa mề đay mãn tính của nhà thuốc Đỗ Minh Đường có hiệu quả không? Chi phí bao nhiêu?  

Cuộc đời ‘sang trang mới’ nhờ trị dứt điểm bệnh nổi mề đay, mẩn ngứa 

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường có chữa khỏi dị ứng, mề đay đặc biệt là mề đay mãn tính không?

Chữa dị ứng bằng phương pháp dân gian

Biểu hiện ngứa mắt do dị ứng

Bất ngờ cách trị dị ứng da mặt bằng mật ong tại nhà

Sử dụng thuốc uống trị dị ứng da mặt loại nào?

Khi bị dị ứng da mặt nên ăn gì và kiêng ăn gì

Lời giải đáp dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi? có tự khỏi không?

Ẩn