Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh vảy nến da đầu

 Bệnh vẩy nến da đầu là một dạng biểu hiện của bệnh vảy nến. Ở các khu vực khác trên da thì có thể dễ dàng bôi thuốc nhưng đối với da đầu thì điều này thật sự khó khăn. Vậy nguyên nhân và biểu hiện của bệnh vảy nến da đầu là gì? Hãy cùng tìm hiểu để kịp thời phòng và trị bệnh.

p

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh vảy nến da đầu

Nguyên nhân

Tâm lý bất ổn

– Khi bị căng thẳng, stress nặng nề và kéo dài thì dễ khiến các cơ quan và hệ miễn dịch suy giảm, làm cho bệnh vảy nến và các loại bệnh ngoài da khác như hắc lào, viêm da,.. phát sinh.

Chấn thương ngoài da

p2

– Khi da bị chấn thương sẽ làm cho các vi khuẩn dễ xâm nhập, vảy nến có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào và sau đó lan lên vùng da đầu.

Ánh nắng gay gắt

p1

– Viêc tắm nắng đúng cách có thể trị bệnh vảy nến nhưng khi tắm nắng không đúng thời điểm thì sẽ khiến các tế bào trên da bị tổn thương.

Dùng thuốc không đúng cách và sai liều lượng

– Một trong những loại thuốc nếu dùng không đúng cách và đúng liều lượng sẽ gây ra bệnh vảy nến da đầu và vảy nến toàn thân là thuốc corticoid. Nếu dùng thuốc này thì nên tham khảo ý kiến dược sĩ.

Môi trường

– Khi môi trường sống hay môi trường xung quanh bị nhiễm khuẩn thì việc mắc các bệnh ngoài da là điều dễ hiểu.

Thói quen sinh hoạt

– Việc ăn uống hay tắm rửa không hợp vệ sinh, vệ sinh nhưng không đúng cách và việc sử dụng các chất tẩy rửa mạnh cũng khiến sinh ra bệnh vảy nến.

p4

Di truyền

– Cha, mẹ hay cả cha và mẹ có tiền sử mắc bệnh vảy nến thì đến 30% là di truyền sang thế hệ con.

Rối loại hệ mễn dịch

– Khi cơ thể mắc một số bệnh như gan, tiểu đường, hắc lào, lang ben,.. thì hệ miễn dịch đang gặp vấn đề lớn, không đủ khả năng chống trả các tác nhân gây ra bệnh, vì vậy bệnh vảy nến có cơ hội phát sinh.

Biểu hiện của bệnh vảy nến da đầu.

Da đầu là nơi vảy nến khó được phát hiện nhất vì ta thường nhầm tưởng đó là gàu ngứa, chàm da, nấm da,… Cần chú ý biểu hiện bệnh vảy nến da đầu để kịp thời điều trị.

– Thương tổn vảy nến ở da đầu thường lan ra phía trước trán tạo thành hình móng ngựa. Những trường hợp nặng, thương tổn lan rộng khắp da đầu và vẩy da có thể bao phủ toàn bộ da đầu. Vảy nến khiến da bị thương tổn nhưng tóc vẫn mọc bình thường.

–  Vảy nến ở da đầu có những đặc điểm giống như vảy nến ở vùng da khác. Đó là những mảng dát đỏ giới hạn rõ với da lành, trên phủ vảy màu trắng, dễ bong tróc. Tuy nhiên, do da đầu có những đặc điểm riêng là vùng da mỡ, có tóc, hở ra ngoài, dễ nhạy cảm và bị kích thích. Vì vậy, vảy nến da đầu khó lành hơn và lộ ra ngoài nên gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

Lưu ý

– Khi phát hiện mắc vảy nến da đầu thì nên ngâm trong nước ấm mỗi ngày 10-15 phút và để khô, có thể bôi thuốc theo chỉ định của dược sĩ nhưng nên đến bệnh viện ngay khi thấy bệnh nghiêm trọng.

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:03 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn