Những mẹo chữa dị ứng xi măng cần biết để điều trị ngay

Dị ứng xi măng là một trong những chứng dị ứng không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng đôi khi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tìm hiểu về chứng dị ứng này và cách chữa hiệu quả sẽ giúp giảm triệu chứng cũng như lo lắng về bệnh lý này.

H2: Dị ứng xi măng là gì?

Trong dân gian, hiện tượng dị ứng xi măng được gọi là xi măng “ăn”, chứng viêm da tiếp xúc này thường xuất hiện tại vùng da tiếp xúc với xi măng sau một thời gian dài từ khoảng 3 tháng đến 1 năm. Những đối tượng thường xuyên phải tiêp xúc với xi măng như thợ hồ, công nhân xây dựng, kỹ sư,…là đối tượng dễ mắc dị ứng xi măng nhất.

H3:1. Cơ chế dị ứng xi măng

Nguyên nhân gây dị ứng xi măng chủ yếu là do thành phần Clinke. Phản ứng hydrat hóa của khoáng belit, alit,…với nước xảy ra khi xi măng gặp mồ hôi hoặc nước. Ca(OH)2 được giải phóng trong phản ứng hydrat hóa vốn là một chất kiềm mạnh sẽ làm tăng khả năng ăn mòn da, làm thủng da nên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm dễ dàng xâm nhập và gây nên các bệnh viêm da.

Các oxit axit trong xi măng là dị nguyên gây kích ứng da. Cụ thể, khi da tiếp xúc với dị nguyên này thì hệ miễn dịch sẽ hình thành kháng thể chống lại chất độc, quá trình này làm xuất hiện các histamin gây ngứa, dị ứng, nổi mề đay,…

H3: 2. Triệu chứng dị ứng xi măng

Triệu chứng dị ứng xi măng sẽ xuất hiện sau khi người bệnh tiếp xúc với xi măng liên tục trong một khoảng thời gian dài, nhanh nhất là 1 – 2 tuần, chậm thì khoảng 3 tháng – 1 năm. Tùy vào cơ địa và mức độ tiếp xúc mà các triệu chứng sẽ có biểu hiện nặng hay nhẹ rất khác nhau, tuy nhiên biểu hiện dị ứng xi măng cơ bản là:

  •        Các nốt mẩn đỏ hoặc mụn nước kèo theo triệu chứng ngứa ngáy xuất hiện ở một số vùng da đặc trưng như đầu ngón tay/chân, lòng bàn tay/chân, bắp chân,…đây là biểu hiện 12% viêm cấp tính.
  •         Sự xuất hiện của các mảng vẩy ngứa ngáy, tiết dịch trên nền đỏ, nhẵn da, dày da. Hiện tượng này là 30% biểu hiện viêm da cấp tính.
  •        Hơn 58% dấu hiệu viêm da mãn tính, cũng là triệu chứng nghiêm trọng nhất khi da bị khô, nứt rạn, bong vảy,…một số trường hợp với lở loét, bội nhiễm, có mủ, chảy nước vàng.

H2: Cách chữa trị bệnh dị ứng xi măng

Thông thường, dị ứng xi măng không cần phải điều trị và triệu chứng sẽ biến mất nếu như ngừng tiếp xúc với xi măng. Nhưng trong một số trường hợp khi triệu chứng không biến mất, tiến triển nặng hơn thì cần được điều trị hợp lý bằng một số biện pháp.

H3: 1. Thuốc tây y chữa dị ứng xi măng

Thuốc uống chữa dị ứng xi măng thường được dùng là KetofHEXAN. Đây là thuốc ức chế histamin – chất gây dị ứng nên cải thiện được triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ do dị ứng gây ra. Liều dùng tham khảo là uống mỗi ngày 1 viên trong 3 ngày đầu tiên, uống 2 viên mỗi ngày trong các ngày tiếp theo và uống liên tục trong vòng 1 – 2 tháng.

Thuốc bôi ngoài cũng được sử dụng để điều trị dị ứng xi măng, trong trường hợp này là thuốc mỡ bôi có chứa chất bạt sừng, corticoit, thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm hoặc thuốc làm ẩm, làm mềm da. Các thuốc này được sử dụng vào buổi tối, sau khi đã vệ sinh chân tay sạch sẽ. Tuy nhiên liều lượng còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng dị ứng.

Tiêm K-cort như Pharmacort, Triamvirgi, Triamcinolon,…được tiêm để làm giảm ngứa có tác dụng khá lâu dài (trong khoảng 5 – 6 tháng). Nhưng thuốc này chỉ có hiệu quả trong lần đầu tiên, về sau dần mất tác dụng. Việc tiêm thuốc nên được bác sĩ có chuyên môn chỉ định và thực hiện bởi người có chuyên môn.

Lưu ý là việc sử dụng những loại thuốc tây y nên được thăm khám và chỉ định từ bác sĩ có chuyên môn. Không nên tự ý sử dụng vì một số thuốc kể trên có thể gây nên tác dụng phụ là buồn ngủ, suy nhược cơ thể, teo cơ, bội nhiễm,…nếu như lạm dụng trong thời gian dài.

H3: 2. Đông tây y kết hợp chữa dị ứng xi măng

Một cách khác để chữa dị ứng xi măng hiệu quả nhưng giảm tránh được tác dụng phụ của tân dược là kết hợp giữa đông y và tây y. Sau khi nghỉ làm, người bệnh hãy bôi cao đông y từ vỏ cây hoàng bá, sau khi sắc ký loại bỏ chất màu đen và cô đặc lại. Công dụng của cao là chống dị ứng, loại bỏ chất kiềm còn sót lại trên da sau khi tắm rửa.

Đồng thời, uống thêm thuốc chống dị ứng Cetirizin 10 mg mỗi ngày 1 viên trong liên vài ngày.

Bên cạnh đó, người có cơ địa dị ứng xi măng nên có biện pháp bảo hộ hiệu quả khi phải tiếp xúc với xi măng như đeo khẩu trang hoặc găng tay. Tốt nhất hãy hạn chế tiếp xúc trực tiếp với xi măng để giảm nguy cơ dị ứng.

Như đã nói trên, dị ứng xi măng không gây nguy hiểm nhưng cũng cần được điều trị kịp thời để không gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Khi nhận thấy các triệu chứng, người bệnh nên áp dụng ngay những các mẹo trên đây để làm giảm ngứa ngáy, khó chịu.

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:09 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

10 nguyên nhân gây dị ứng da bạn có biết

Bài thuốc chữa mề đay mãn tính của nhà thuốc Đỗ Minh Đường có hiệu quả không? Chi phí bao nhiêu?  

Cuộc đời ‘sang trang mới’ nhờ trị dứt điểm bệnh nổi mề đay, mẩn ngứa 

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường có chữa khỏi dị ứng, mề đay đặc biệt là mề đay mãn tính không?

Chữa dị ứng bằng phương pháp dân gian

Biểu hiện ngứa mắt do dị ứng

Bất ngờ cách trị dị ứng da mặt bằng mật ong tại nhà

Sử dụng thuốc uống trị dị ứng da mặt loại nào?

Khi bị dị ứng da mặt nên ăn gì và kiêng ăn gì

Lời giải đáp dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi? có tự khỏi không?

Ẩn