Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có chữa được không ?

Theo thống kê 60% trẻ viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu đời và tác động  của yếu tố di truyền là rất lớn. Bé bị viêm da cơ địa các mẹ thường lo lắng không biết cách đối phó như thế nào là hiệu quả. Vậy bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có chữa được không ? Tìm hiểu cách chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa trong bài viết sau.

Bệnh viêm da cơ địa thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh do sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch yếu và da mỏng, kết hợp với yếu tố môi trường ô nhiễm,… khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây bệnh.

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có chữa được không ?

viem-da-co-dia-o-tre-sinh-co-chua-duoc-khong

Biểu hiện bệnh viêm da cơ địa tùy từng giai đoạn mà có những dấu hiệu nhận biết khác nhau như:

+ Ở giai đoạn cấp tính: Xuất hiện các mụn nước tập trung thành từng đám trên nền da đỏ, phù nề, chảy nước, bị ngứa da nhiều.

+ Ở giai đoạn bán cấp: Các thương tổn da ít phù hơn, chúng bắt đầu khô và da ít ngứa hơn.

+ Ở giai đoạn mạn tính: Da dày lên, bong vảy, lichen hóa.

Nếu gãi ngứa nhiều, sẽ dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng, bị bội nhiễm sẽ xuất hiện mụn mủ, đau, rát, có thể loét.

Bệnh viêm da cơ địa được coi là bệnh viêm da mãn tính, thường bùng phát vào mùa đông. Bệnh xuất hiện ở trẻ nhỏ, kéo dài khi trẻ lên 3 tuổi và giảm dần, hay ổn định khi trẻ lên 4 tuổi. Các chuyên gia y tế cũng cho rằng khoảng 50% trường hợp bệnh sẽ khỏi hẳn khi bước vào giai đoạn tuổi thiếu niên. Nhưng cũng không ít bệnh nhân tình trạng bệnh dai dẳng đến khi trưởng thành, kèm theo các bệnh hen hoặc các bệnh dị ứng khác.

Do đó, trang bị các kiến thức về cách chăm sóc trẻ mắc viêm da cơ địa là cần thiết để hạn chế các viêm nhiễm có thể xảy ra và khắc phục các tổn thương do bệnh gây ra nhanh hơn; đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát. Khi trẻ sơ sinh vị viêm da cơ địa thường quấy khóc liên tục, luôn gãi khiến da trầy xước và dễ bị nhiễm trùng. Một số lời khuyên hữu ích sau các mẹ nên lưu ý thực hiện:

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa cần làm gì?

Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh viêm da cơ địa như đã nói ở trên, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra cách chữa trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay dùng các bài thuốc dân gian chữa viêm da cơ địa mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Bên cạnh đó cần:

– Sử dụng loại kem dưỡng ẩm phù hợp và chất lượng để bôi cho bé, khắc phục tình trạng khô da hiệu quả.

 viem-da-co-dia-o-tre-sinh-co-chua-duoc-khong1

– Hạn chế tình trạng chà xát, gãi ngứa ở trẻ, mặc áo quần rộng thoáng.

– Tránh để bé tiếp xúc với nước bẩn, chất tẩy rửa độc hại, lông chó mèo, khói bụi,…

– Chú ý vệ sinh nơi ở thoáng mát, sạch sẽ.

– Kiêng cho bé dùng các thực phẩm gây dị ứng, nhưng lưu ý không kiêng cữ quá mức mà cần phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:03 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn