Bé bị nổi mẩn ngứa như rôm sảy làm cách nào để điều trị?

Khi bé bị nổi mẩn ngứa như rôm sảy thường khiến các mẹ lo lắng, nhưng thực tế vấn đề ngoài da này có thể được điều trị dễ dàng bằng một số giải pháp.

Bị nổi mẩn ngứa như rôm xảy

Hiện tượng xuất hiện những nốt mẩn đỏ, nhỏ li ti nhưng nổi nhiều và nổi thành từng đám trên da thường được gọi là rôm sảy. Bệnh lý ngoài da này lan rất nhanh, thông thường xuất hiện trên một vùng da nhỏ rồi dần lan rộng ra khắp cơ thể. Bé bị mẩn ngứa như rôm sảy thường khó chịu do ngứa ngáy, không tự chủ được nên thường gãi tạo nên những vết loét đau rát.

Bệnh lý này có thể tự khỏi sau thời gian ngắn nhưng tốt nhất các mẹ nên có biện pháp kiểm soát tình trạng ngứa ngáy, hạn chế để trẻ gãi làm tổn thương da.

Nguyên nhân bé bị mẩn ngứa như rôm sảy

Bé bị mẩn ngứa như rôm sảy là do tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn gây nên. Mà nguyên nhân chính khiến tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn là do:

  • Khi trời nóng hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột khiến cho cơ thể bé tiết ra nhiều mồ hôi. Mồ hôi không thoát ra ngoài nên làm xuất hiện những nốt mẩn đỏ, phát ban li ti.
  • Mặc quần áo quá dày hoặc chất liệu vải gây bí bách cũng là nguyên nhân khiến mồ hôi khó thoát.
  • Bé vận động, chơi đùa cường độ cộng với thời tiết nóng, ẩm.
  • Chất nhờn được tiết ra do một số loại vi khuẩn có sẵn trên da làm tắc nghẽn lỗ chân lông khiến bé bị mẩn ngứa như rôm sảy.
  • Khi trẻ bị sốt cao cũng có thể là nguyên nhân gây nghẽn tuyến mồ hôi.
  • Bên cạnh đó, nguyên nhân khiến bé bị mẩn ngứa như rôm sảy còn do côn trùng cắn, dị ứng hải sản, thuốc hoặc phấn hoa,…

Cách điều trị khi bé bị nổi mẩn ngứa như rôm sảy

Thông thường, bé bị mẩn ngứa như rôm sảy do thời tiết nóng không cần điều trị, chỉ cần giữ trẻ trong phòng có nhiệt độ mát mẻ, vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo khô thoáng là rôm tự lặn đi. Nhưng có một sô trường hợp mẩn ngứa lây lan nhanh sang khắp cơ thể, bị nhiễm khuẩn tiến triển thành mụn nhọt, mụn mủ hoặc kéo dài thì nên được điều trị.

1. Một số sản phẩm hỗ trợ trị mẩn ngứa như rôm sảy ở trẻ

Có một số sản phẩm giúp cải thiện tình trạng mẩn ngứa, rôm sảy ở trẻ điển hình như:

  • Phấn rôm: Với thành phần chính là bột talc, muối kẽm, muối canxi, có dạng bột mịn nên dễ thấm hút. Tuy nhiên, các mẹ nhớ thoa một lớp mỏng để thử phản ứng, nếu xuất hiện hiện tượng mề đay dị ứng thì nên loại bỏ sản phẩm này. Trong trường hợp không kích ứng thì các mẹ cũng nên lưu ý không thoa phấn rôm vào những vùng gần mắt, âm hộ của trẻ gái, tránh để phấn bay vào mắt, mũi, miệng sẽ gây nên bệnh đường hô hấp.
  • Kem chống hăm: Sản phẩm này sẽ hỗ trợ kháng khuẩn, giảm viêm, nhanh chóng làm lành da và bảo vệ da khỏi những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Nhưng bạn nên lưu ý là sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn. Tránh lạm dụng vì có thể gây nên phản ứng phụ không mong muốn hoặc làm bít tắc, mồ hôi khó thoát khiến bé bị mẩn ngứa như rôm sảy thêm trầm trọng.
  • Cồn: Trong trường hợp khi trẻ bị mụn mủ, mụn to thì sẽ được sử dụng một số loại cồn iod hữu cơ như povidone, betadin,…

2. Bài thuốc dân gian chữa mẩn ngứa như rôm sảy

Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu:

Cách chữa mẩn ngứa như rôm sảy ở trẻ

  • Mướp đắng: Nhờ tính hàn, mát nên mướp đắng thường được dùng để giải độc, thanh nhiệt, giảm ngứa ngáy. Sau khi rửa sạch mướp đắng, bạn đem giã nát rồi lọc lấy nước tắm cho trẻ.
  • Lá kinh giới: Rửa sạch một nắm lá kinh giới tươi, vò nát rồi nấu với nước. Dùng nước này để tắm cho trẻ.
  • Lá khế: Đem một nắm lá khế đi rửa sạch rồi đem đi đun sôi với muối và nước. Lấy nước này tắm cho trẻ từ 2 – 3 ngày 1 lần.
  • Lá dâu tằm: Rửa sạch một nắm lá dâu tằm, đem nấu với 5 lít nước. Tắm cho trẻ từ 2 – 3 lần mỗi ngày bằng nước này.
  • Rau sam: Nhờ tính sát trùng, giải nhiệt nên rau sam được dùng để chữa mẩn ngứa cho trẻ. Bạn giã nát rau sam rồi đem nấu nước tắm cho trẻ.

Cách phòng ngừa để bé không bị nổi mẩn ngứa như rôm sảy

Đồng thời, các mẹ cũng nên chăm sóc bé một cách cẩn thận để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát. Cụ thể, bạn nên:

  • Nên cho trẻ mặc quần áo rộng, thoáng mát.
  • Tắm cho bé mỗi ngày một lần để loại bỏ mồ hôi, da được sạch sẽ hạn chế vi khuẩn gây bệnh.
  • Luôn giữ cho da của bé được khô thoáng.
  • Cho trẻ ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng.
  • Cắt móng tay, móng chân để hạn chế trẻ gãi, cào vết mẩn ngứa.

Mong rằng những thông tin trên đây có thể giảm bớt lo lắng và lúng túng cho các mẹ khi bé bị mẩn ngứa như rôm sảy. Trong trường hợp tình trạng không cải thiện, các mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.

→ Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:06 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Trời Nóng Nổi Mẩn Ngứa – Đâu Là Giải Pháp Đánh Bay Bệnh An Toàn?

Làm Sao Để Nhận Biết Bệnh Mề Đay? XEM NGAY Những Dấu Hiệu Này

Thông Tin NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT Về Bệnh Mề Đay, Mẩn Ngứa [Xem Ngay]

Dành Cho Bạn: Các Giải Pháp Đẩy Lùi Mề Đay Mẩn Ngứa Tốt Hiện Nay

Mề Đay Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Chuyên Gia Gợi Ý Cách Khắc Phục An Toàn, Hợp Lý

Chuyên Gia Mách Bạn Cách Khắc Phục Nổi Mề Đay Khi Mang Thai, An Toàn Cho Mẹ Và Bé

[ĐỪNG BỎ LỠ] Bí Quyết “ĐÁNH BAY” Mề Đay Sau Sinh Cực Hay Này Của Mẹ Bỉm Sữa 8X

Mang Thai Và Ở Cữ – Hai Khoảng Thời Gian Bị Mề Đay “ĐEO BÁM” – Và Đây Là Cách Em Xử Lý Dứt Điểm, Mẹ Bỉm Sữa Tham Khảo Nhé

Nổi mề đay mẩn đỏ khi mang thai – Nỗi “Ám Ảnh” thai kỳ hầu như mẹ bầu nào cũng trải qua

Trẻ bị nổi mề đay khiến cha mẹ lo lắng? Bác sĩ chỉ cách xử lý an toàn, phù hợp

Ẩn