Bệnh hắc lào có lây sang người khác không?

Người bệnh hắc lào và thân nhân người bệnh thường có chung một thắc mắc bệnh hắc lào có lây sang người khác không? Con đường lây nhiễm của bệnh hắc lào ra sao? Dưới đây là một số thắc mắc mà bạn cần biết xung quanh vấn đề này.

Theo đơn vị Da liễu, Bệnh viện Quân Y 103, bệnh hắc lào là một trong những bệnh da liễu đặc biệt phổ biến ở nước ta. Môi trường nóng ẩm, nền nhiệt thường cao quanh năm là điều kiện sống lý tưởng cho nhiều loại bệnh nấm ngoài da, trong đó có nấm hắc lào, nấm kẽ và nấm lang ben.

hắc lào có lây sang người khác không
Hắc lào có lây sang người khác không?

Bệnh hắc lào có lây sang người khác không?

Như đã đề cập, bệnh hắc lào là bệnh ngoài da có liên quan đến sự phát triển của vi nấm. Chính vì thế bệnh hoàn toàn có khả năng lây nhiễm, bao gồm lây từ người sang người và lây lan qua các yếu tố trung gian khác. Nhìn chung con đường lây nhiễm của bệnh hắc lào khá đa dạng. Mặc dù vậy, nếu hiểu rõ và áp dụng các biện pháp kiểm soát, dự phòng khoa học, đúng cách thì tình trạng bệnh có thể được kiểm soát khá tốt.

Những con đường lây nhiễm bệnh hắc lào

Bệnh hắc lào liên quan trực tiếp đến 3 loại vi nấm là microsporum, trychophyton, epidermophyton (thuộc nhóm vi nấm dermatophytes). Các chủng vi nấm này sống chủ yếu bằng cách ký sinh vào vật chủ để lấy chất hữu cơ. Chúng có thể ký sinh vào các sinh vật sống, gây ra bệnh hắc lào và một số bệnh nấm da khác.

1. Lây nhiễm qua môi trường

Vi nấm có thể lây nhiễm thông qua môi trường sống hằng ngày của chúng ta. Đặc biệt là môi trường đất, cây cối, nước, không khí,… đều có thể trở thành nguồn lây nhiễm. Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm thấp, kém vệ sinh, ngâm mình trong nước, tiếp xúc đất bẩn, tiếp xúc với bào tử nấm trong không khí,… thì đều có thể nhiễm nấm.

2. Lây nhiễm qua sinh vật trung gian

Các loại sinh vật trung gian đều có thể trở thành nguồn lây nhiễm vi nấm. Những nguồn trung gian này có thể đến từ các động vật nuôi trong nhà như chó, mèo; các loại gia súc như trâu, bò,…

3. Lây nhiễm từ người qua người

Đây được xem là con đường dễ làm lây nhiễm hắc lào và các chứng bệnh nấm ngoài da khác. Khi người bệnh nhiễm vi nấm gây bệnh hắc lào, các bào tử nấm có thể theo không khí phát tán trong phạm vi gần. Nếu bám vào da người khác và gặp các điều kiện thuận lợi như nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì sẽ rất dễ phát triển thành bệnh bệnh hắc lào.

Những nơi tập trung đông dân cư thường dễ bùng phát dịch nấm da, hắc lào do vi nấm lây từ người sang người. Bệnh rất dễ phát triển vào những thời điểm nóng ẩm, nhất là các tháng mùa hè.

điều trị sớm bệnh hắc lào
Hắc lào rất dễ lây, do đó cần chú ý điều trị sớm

Một số yếu tố thuận lợi để hắc lào lây lan và phát triển

Hầu hết các loại vi nấm gây bệnh ngoài da, trong đó có bệnh hắc lào đều có những ngưỡng thuận lợi để sinh sôi và lây lan. Trong đó có một số yếu tố thuận lợi cho bệnh nấm da phát triển như:

1. Nhiệt độ

Nhiệt độ nóng ẩm phù hợp, đặc biệt là ngưỡng nhiệt độ từ 27 – 35 độ C. Vào mùa hè, nhiệt độ ngoài môi trường thường từ 30 – 32 độ C rất phù hợp để vi nấm phát triển. Khi bám vào da, nhiệt độ là 37 độ C, cũng rất thuận tiện để vi nấm ký sinh.

2. Độ ẩm

Điều kiện vệ sinh kém, vệ sinh cá nhân không đúng cách, mặc quần áo quá chật, lạm dụng quá nhiều các loại chất tẩy, người ra nhiều mồ hôi,… cũng tạo ra môi trường ẩm ướt cho vi nấm sinh sôi.

3. Độ pH

Độ pH cũng là yếu tố cần thiết để vi nấm xâm nhập và lan nhanh. Trong đó độ pH hơi kiềm, dao động trong khoảng từ 6,9 – 7,2 là ngưỡng thuận lợi cho vi nấm phát sinh. Một số vùng da có độ pH nằm trong ngưỡng này là các nếp gấp, kẽ da, các vùng da kín. Do đó nếu chăm sóc và vệ sinh không đúng cách sẽ dễ bị nấm ở những vùng da này.

Làm gì để ngăn ngừa hắc lào lây lan?

Yếu tố tiên quyết để ngăn ngừa lây lan hắc lào là điều trị sớm, đồng thời áp dụng một số biện pháp như.

  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân với bệnh nhân.
  • Chú ý giặt các vật dụng của bệnh nhân như quần áo, khăn, mền,… thường xuyên. Khi giặt cần lưu ý giặt riêng sau đó phơi ở những nơi có nắng to để diệt nấm.
  • Thực hiện vệ sinh thân thể hằng ngày bằng các loại sản phẩm diệt nấm.
  • Thực hiện vệ sinh nơi ở sạch sẽ, giữ nơi ở khô thoáng tránh ẩm ướt.
  • Hạn chế vận động quá sức khi bị hắc lào để tránh bị đổ mồ hôi làm nấm nặng hơn. Thường xuyên thay quần áo và vệ sinh da, lau khô tránh để mồ hôi bám trên da.
  • Không được gãi, gỡ các mảng hắc lào để tránh làm trầy xước, gây viêm nhiễm nặng hơn.

Hắc lào là bệnh ngoài da do vi nấm có thể lây nhiễm từ người sang người. Trên đây là một số lưu ý bạn cần biết về bệnh hắc lào và cách phòng ngừa lây nhiễm. Hiểu và áp dụng đúng các biện pháp xử trí, phòng ngừa có thể giúp bảo vệ làn da và tránh lây lan cho cộng đồng.

Hiểu thêm về bệnh hắc lào

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:11 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn