Cách dùng nghệ vàng chữa á sừng tại nhà

Bệnh á sừng là một bệnh viêm da cơ địa dị ứng, là một trong những căn bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng biểu hiện rõ rệt nhất có thể nhận thấy đó là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Khi bị bệnh á sừng vùng bàn tay, chân thường khô ráp, tróc da, nứt nẻ ở ria, gót chân và đầu các ngón. Ngoài những cách chữa bệnh á sừng bằng thuốc tây thì cách chữa bệnh á sừng bằng nghệ vàng cũng rất phổ biến và được nhiều người tin tưởng áp dụng. Vậy dùng nghệ vàng chữa á sừng tại nhà sao hiệu quả và đúng cách, hãy cùng chúng tôi đọc qua bài viết dưới đây!

Cách dùng nghệ vàng chữa á sừng tại nhà

Sơ lược về cây nghệ vàng

Tên gọi khác: Nghệ hay còn có tên gọi khác là nghệ nhà, nghệ trồng, khương hoàng

Đặc điểm: Nghệ vàng là cây thân thảo lâu năm thuộc họ gừng, có củ, thân rễ dưới mặt đất, cao khoảng 1m. Cây tạo nhánh cao, có màu vàng cam, hình trụ, và thân rễ có mùi thơm.

Đặc tính: Nghệ vàng thường có vị đắng, cay, tính nồng, hắc, thơm có rất nhiều tác dụng trong chữa bệnh

Công dụng: Nghệ được biết đến gia vị phổ biến được dùng cho các món ăn hàng ngày. Ngoài ra, trong nghệ còn chứa rất nhiều các chất như chất chống oxy hóa, kháng virus, chống ung thư, kháng nấm, kháng khuẩn, kháng đột biến và chống viêm. Chính vì vậy,nghệ vàng được sử dụng nhiều để làm thuốc chữa bệnh như: Trị mụn, chống ung bướu, chống bệnh tim, chữa bệnh viêm khớp…

Công dụng nghệ vàng trong điều trị bệnh á sừng

Từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng nghệ vàng để làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, nghệ vàng có đặc tính hắc, vị đắng, cay, thơm, tính ấm, làm thông kinh, chỉ thống, tiêu mủ, kích thích lên da non, thông gan mật, hủy cholesterol trong máu. Ngoài ra, nghệ vàng còn có nhiều tác dụng khác như kháng khuẩn, chống viêm nhiễm và làm lành vết thương hiệu quả. Nhờ đó, nghệ vàng thường được dùng để chữa trị cho các trường hợp chữa bệnh dạ dày, trị mụn, chữa bệnh ngoài da, vàng da, dùng cho phụ nữ sau sinh khí huyết kém, phòng ngừa ung thư…

Đặc biệt, theo nghiên cứu hiện đại, trong nghệ vàng có chứa hoạt chất chính là curcumin – chất chống oxy hóa có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn, nấm, chính vì vậy nghệ vàng được lựa chọn để chữa bệnh á sừng rất hiệu quả.

Cách chữa bệnh á sừng bằng nghệ vàng

Có thể bạn quan tâm >>> Các cây thuốc nam giúp chữa bệnh á sừng

Với công dụng, đặc tính kháng khuẩn, chống viêm của nghệ vàng thích hợp để điều trị bệnh á sừng có tác dụng làm giảm và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, giảm triệu chứng da khô bong tróc. Người bệnh có thể áp dụng theo các cách như sau:

Cách 1: Hàng ngày bạn có thể uống một cốc sữa ấm có pha khoảng 1 muỗng tinh bột nghệ và mật ong. Cách này có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh á sừng hiệu quả

Cách 2: Lấy bột nghệ trộn với nước tạo thành dạng kem sệt, dùng để bôi lên vùng da bị á sừng, nên thực hiện cách này vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, để khoảng 5 phút rồi rửa sạch với nước. Lưu ý, trước khi thoa hỗn hợp kem bạn nên vệ sinh vùng da bị bệnh sạch sẽ để tránh bị nhiễm khuẩn.

Cách 3: Rất đơn giản bạn chỉ cần dùng nghệ vàng tươi hoặc khô làm gia vị chế biến món ăn hàng ngày, dùng thường xuyên cho vào các món kho, xào… Cách này cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh á sừng rất tốt.

Những lưu ý cần thiết khi dùng nghệ

  • Nghệ tuy rất tốt cho cơ thể nhưng bạn không nên quá lạm dụng nghệ và dùng nghệ trong thời gian dài vì có thể gây đau bụng.
  • Dùng quá nhiều nghệ có thể gây chảy máu. Vì vậy những người dễ bị chấn thương chảy máu, phẫu thuật không nên dùng nghệ vì có thể làm chậm quá trình đông máu dẫn đến bị chảy máu nhiều, ngoài ra phụ nữ bị rong kinh cũng không nên dùng.
  • Không nên dùng nghệ cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú vì có thể gây kích thích tử cung dẫn đến sảy thai.
  • Dùng quá nhiều nghệ với liều lượng lớn có thể bị tiêu chảy, buồn nôn và kích thích dạ dày.

Chữa bệnh á sừng bằng nghệ vàng là cách làm từ xa xưa ông cha ta truyền lại, tuy có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh á sừng nhưng với mức độ nhẹ chứ không có khả năng chữa khỏi dứt điểm bệnh á sừng được. Trường hợp người bệnh áp dụng thì vẫn nên dùng kết hợp thêm các phương thuốc trị bệnh vảy nến do bác sĩ chỉ định là tốt nhất.

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:10 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn