Có nên dùng nước mướp đắng tắm cho trẻ khi bị rôm sảy

Từ lâu, kinh nghiệm tắm nước lá chữa rôm sảy được khá nhiều người biết và lựa chọn để giúp giảm ngứa ngáy khó chịu cho trẻ. Dùng nước mướp đắng tắm cho trẻ bị rôm sảy là cách để giúp bé dễ chịu hơn.

dùng mướp đắng chữa rôm sảy
Sử dụng mướp đắng chữa rôm sảy

Tác dụng của mướp đắng

Mướp đắng hay khổ qua (Momordica charantia L.) là một trong những loại lá được sử dụng khá nhiều trong một số vị thuốc tự nhiên. Cả lá và quả của mướp đắng đều có nhiều thành phần có lợi. Lá của cây mướp đắng có nhiều lông, sẫm màu, quả mướp đắng bầu dục, vỏ quả hơi sần.

Trong thành phần của mướp đắng có nhiều loại hoạt chất bao gồm:

  • Các loại Vitamin B17, Vitamin C.
  • Các loại vi chất như Kali, Natri, Magie, Photpho.
  • Một số chất chống oxy hóa.
  • Nước và một số hoạt chất khác.

Y học hiện đại cho rằng các thành phần tự nhiên có trong mướp đắng rất có lợi cho làn da, giúp diệt khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Trong Đông Y, mướp đắng có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, cải thiện một số bệnh như viêm họng, lở loét, chữa ngứa da, làm mát và an thần.

Có nên dùng nước mướp đắng cho trẻ

Trong dân gian, mướp đắng thường sử dụng dụng khá phổ biến trong dân gian để chữa rôm sảy bằng cách nấu lấy nước để vệ sinh da. Tính mát trong mướp đắng có thể giúp làm cho vùng da của bé được dịu bớt, giảm đáng kể tình trạng kích ứng. Tuy nhiên khi sử dụng nước mướp đắng cho trẻ cần phải sử dụng đúng cách để tránh vô tình gây ra những ảnh hưởng không mong muốn cho sức khỏe của bé.

Hướng dẫn tắm mướp đắng cho trẻ bị rôm sảy

Tắm mướp đắng cho trẻ là phương pháp dân gian được nhiều bà mẹ áp dụng. Các bước thực hiện cũng khá đơn giản, bạn có thể chuẩn bị các nguyên liệu và tự thực hiện tại nhà. Dưới đây là các bước tắm lá mướp đắng cho trẻ:

  • Sử dụng 1 – 2 quả mướp đắng, ngoài ra có thể chuẩn bị thêm khoảng một ít lá kinh giới. Ngoài ra mẹ cần chuẩn bị thêm khăn tắm, chậu tắm và nước ấm.
  • Đem rửa sạch mướp đắng, kinh giới với nước muối.
  • Cắt mướp đắng thành lát mỏng, lá kinh giới cắt thành đoạn sau đó cho các nguyên liệu này vào xay cho nhuyễn.
  • Sử dụng các nguyên liệu đã xay nhuyễn pha với khoảng 5 lít nước ấm để tắm cho bé.
  • Với những vùng da nhiều rôm sảy nhiều, bố mẹ có thể sử dụng khăn mềm lau nhẹ nhàng trên da để làm sạch vùng da bị rôm sảy.
  • Sau khi tắm với mướp đắng mẹ cần tắm lại cho bé với nước sạch.

Lưu ý:

  • Khi tắm cho bé cần chú ý tắm trong phòng kín, không có gió lùa để tránh cảm lạnh. Nhiệt độ nơi tắm cho bé từ 27 – 30 độ C là được.
  • Trong quá trình tắm mướp đắng trị rôm sảy cho bé, cần lưu ý thời gian tắm vừa phải, từ 10 – 15 phút, không tắm quá lâu.
  • Trong khi tắm mướp đắng cho trẻ cần tránh để cho nước dây vào mắt bé vì có thể gây xót.
các biện pháp phòng ngừa rôm sảy
Áp dụng các biện pháp phòng ngừa rôm sảy cho bé rất quan trọng

Những lưu ý khi trẻ bị rôm sảy

Trong quá trình tắm mướp đắng trị rôm sảy cho bé, để đạt hiệu quả tốt nhất, bố mẹ cần lưu ý kết hợp với một số biện pháp sau:

  • Đối với những bé bị rôm sảy, bố mẹ cũng cần chú ý giữ nơi ở, sinh hoạt của bé được thoáng mát, sạch sẽ.
  • Chú ý giữ cho da bé thoáng mát, khô ráo bằng cách vệ sinh da thường xuyên trong mùa nóng. Đặc biệt là khi bé bị ra mồ hôi nhiều thì cần phải lau khô và thay quần áo sạch cho bé.
  • Với các vùng da dễ bị rôm sảy như vùng bẹn, cổ, vùng nếp gấp, bố mẹ cần chú ý vệ sinh những vùng da này thường xuyên và giữ thông thoáng để tránh rôm sảy.
  • Chọn lựa các loại quần áo phù hợp cho bé, ưu tiên lựa chọn các loại quần áo mỏng, mềm mại, có tính thấm hút tốt (ưu tiên các loại quần áo làm bằng sợi bông).
  • Khi bé bị nổi rôm sảy cần tránh để cho bé gãi, chú ý cắt móng tay thường xuyên để bé không cào gãi khi bị ngứa, tránh cho da bị xây xát, trầy da, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Thông thường những trường hợp rôm sảy trên da của bé kéo dài khoảng 3 – 4 ngày mỗi đợt, có xu hướng giảm dần. Đối với những trường hợp rôm sảy ở bé kéo dài nhiều ngày mà không dứt thì bạn cần đưa bé đến bác sĩ để khám.

Trên đây là một số vấn đề bạn cần biết về tắm mướp đắng trị rôm sảy ở bé. Ngoài biện pháp trị rôm sảy ở trẻ, bố mẹ cần chú ý thực hiện thêm các biện pháp phòng ngừa rôm sảy để giúp cho tình trạng rôm sảy ngoài da sớm được cải thiện.

Hiểu thêm về bệnh rôm sảy

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:12 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn