Bị dị ứng với Paracetamol cần biết những điều này để chữa trị

Dị ứng Paracetamol khá phổ biến do đây là loại thuốc không kê đơn, ai cũng có thể mua dùng ở các hiệu thuốc. Tương tự như dị ứng thuốc, dị ứng với Paracetamol có thể gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe. Đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ về tình trạng này thông qua những chia sẻ của lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020, Cố vấn y khoa trên các chương trình sức khỏe uy tín kênh VTV2, VTC2).

dị ứng Paracetamol
Dị ứng Paracetamol có thể đe dọa tính mạng

Paracetamol là thuốc gì?

Lương y Đỗ Minh Tuấn cho biết Paracetamol là một loại thuốc quen thuộc, được sử dụng phổ biến để giảm đau (chứng đau không xuất phát từ nội tạng) và hạ sốt từ nhẹ đến vừa.

So với các loại thuốc cùng nhóm giảm đau, hạ nhiệt thì Paracetamol được đánh giá là “lành” hơn. Tuy nhiên đó là ở liều dùng thông thường, Paracetamol tương đối dung nạp tốt, không độc, ít tác động đến hệ tim mạch, hô hấp, không gây kích ứng hay chảy máu dạ dày,… Còn khi dùng quá liều do vô tình hay lạm dụng thuốc trong một thời gian dài sẽ gây ngộ độc cấp tính.

Nguyên do là chất chuyển hóa N-acetyl-benzoquinonimin của Paracetamol được tạo thành với số lượng đủ để làm glutathion của gan cạn kiệt. Khi chất chuyển hóa này tiếp tục phản ứng với nhóm sulfhydryl (của protein gan) tăng lên sẽ dẫn đến ngộ độc gan nặng, hoại tử gan.

Không chỉ dừng lại ở đó, tùy vào cơ địa mỗi người mà có thể chống lại thành phần của Paracetamol khi dung nạp vào cơ thể gây dị ứng Paracetamol với biểu hiện, biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

Biểu hiện của dị ứng paracetamol

Dị ứng thuốc có nhiều biểu hiện, thông thường nhất là sự xuất hiện của ban đỏ, mề đay hay mẩn ngứa. Tuy nhiên dị ứng Paracetamol trên da gây ra ba hội chứng khá nguy hiểm.

Một trong những dị ứng đặc trưng nhất chính là dị ứng Paracetamol sưng mắt, đây là khởi đầu cho hội chứng Stevens – Johnson. Ban đầu triệu chứng dị ứng xuất hiện làm sưng húp cả 2 mắt, đau, đỏ tấy và xuất hiện bọng mắt. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những tổn thương nghiêm trọng khác như:

  • Viêm kết mạc dị ứng gây chảy nước mắt, tăng tiết dử mắt và ngứa mắt.
  • Viêm bên trong nhãn cầu hay viêm nội nhãn là tình trạng nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến mù lòa.

Hội chứng Stevens – Johnson không chỉ gây sưng phù hốc mắt mà còn làm xuất hiện bọng nước ở những vùng hốc tự nhiên khác như cơ quan sinh dục, hậu môn, tai mũi miệng. Đồng thời, người bệnh còn bị viêm phổi, sốt cao hoặc rối loạn chức năng gan thận. Trên hai hốc tự nhiên bị tổn thương sẽ chẩn đoán hội chứng Stevens – Johnson.

Ngoài ra còn có một số biểu hiện dị ứng Paracetamol khác như:

  • Hội chứng hoại tử da nhiễm độc (hay Lyell) gây tổn thương trên toàn bộ cơ thể. Ban đầu, bệnh nhân sẽ nhận thấy những nốt hoặc mảng mẩn đỏ, phát ban, bọng nước hoặc sởi. Tiếp theo là một số tổn thương ở dạ dày, loét hầu, viêm miệng, niêm mạc đường sinh dục, tiết niệu dẫn đến viêm gan hoặc thận, xuất huyết đường tiêu hóa, nghiêm trọng nhất là dẫn đến tử vong.
  • Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính làm xuất hiện những nốt hồng ban có mủ vô trùng nhỏ ở vùng nạch, bẹn hay lan rộng ra toàn thân. Bệnh nhân có thể kèm theo sốt.

ĐỪNG BỎ QUA: Giải đáp đặc trị hiệu quả tình trạng dị ứng, mề đay được hàng ngàn bệnh nhân tin dùng

triệu chứng dị ứng Paracetamol
Người bệnh nên thăm khám với bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng dị ứng với Paracetamol

Cách chữa dị ứng paracetamol

Theo khuyến cáo, bệnh nhân dị ứng Paracetamol khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên thì nên ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức. Đồng thời thông báo với bác sĩ có chuyên môn để điều trị những triệu chứng dị ứng, tránh những biến chứng nguy hiểm. Acheter du Viagra® https://asgg.fr/ sur Internet : quelles précautions ?

Song song đó, người bệnh nên hạn chế những hành động như gãi, xoa, day ấn những vùng bị tổn thương chẳng hạn như mắt. Tránh tiếp xúc với những tác nhân có thể khiến tình trạng dị ứng thêm trầm trọng.

Người bị dị ứng Paracetamol nên uống nhiều nước, hoặc các loại nước trái cây để tăng cường tính quá trình trao đổi chất, thanh lọc cơ thể để thải chất độc ra ngoài, hơn nữa còn tăng cường sức khỏe.

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý để lấy lại sức. Nên ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe, đặc biệt tăng cường chất xơ, rau củ trong bữa ăn.

Người bệnh có thể thay thế Paracetamol bằng một số loại thuốc giảm đau, hạ nhiệt tương tự như Ibuprofen, Aspirin, Diclofenacen, Naproxen. Tình trạng dị ứng lần sau sẽ nặng hơn nên nếu đã dị ứng Paracetamol, người bệnh không nên tiếp tục sử dụng thuốc trở lại.

Để hạn chế nguy cơ bị dị ứng Paracetamol, nên lưu ý:

  • Không được tự ý mua dùng Paracetamol hay thuốc chứa Paracetamol mà không có chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.
  • Không được sử dụng thuốc quá 10 ngày với người lớn, 5 ngày với trẻ em. Đặc biệt với trẻ em, không dùng quá 5 liều Paracetamol trong 24 tiếng.
  • Người uống rượu bia không nên sử dụng Paracetamol vì có thể làm tăng độc tính với gan.
  • Không dùng Paracetamol để hạ sốt trên 39.5 độ C, kéo dài trong 3 ngày, sốt tái phát.
  • Khi uống Paracetamol dạng viên nén, không nên nghiền nát, nhai hay hòa tan trong chất lỏng.
  • Những người có bệnh lý như gan, thận, tim, phổi, thiếu máu nhiều lần, thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase không nên dùng thuốc.

Hy vọng thông qua những thông tin về dị ứng Paracetamol trên đây, mọi người có thể lưu ý, thận trọng hơn trong việc sử dụng thuốc. Thuốc tây thường gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe nên cần tránh tự ý mua dùng hay tăng liều. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ thuốc chữa bệnh nào.

Nếu gặp tình trạng dị ứng Paracetamol hoặc các vấn đề dị ứng khác, người bệnh có thể liên hệ tới nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường – Phòng chẩn trị YHCT lâu đời, lọt Top 20 Thương hiệu nổi tiếng năm 2020 để được lương y Đỗ Minh Tuấn thăm khám và hướng điều trị tốt nhất.

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường có đội ngũ lương y, bác sĩ giỏi sẽ thăm khám và tư vấn miễn phí mọi vấn đề sức khỏe mà người bệnh đang gặp phải.

Tìm hiểu thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Xem thêm

Cập nhật lúc 13:51 - 06/05/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

10 nguyên nhân gây dị ứng da bạn có biết

Bài thuốc nam đặc trị dị ứng, nổi mề đay của nhà thuốc Đỗ Minh Đường có hiệu quả không? Chi phí bao nhiêu?  

Tìm lại “cuộc đời mới” nhờ trị dứt điểm bệnh dị ứng, nổi mề đay 

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường có chữa khỏi dị ứng, nổi mề đay không?

Chữa dị ứng bằng phương pháp dân gian

Biểu hiện ngứa mắt do dị ứng

Bất ngờ cách trị dị ứng da mặt bằng mật ong tại nhà

Sử dụng thuốc uống trị dị ứng da mặt loại nào?

Khi bị dị ứng da mặt nên ăn gì và kiêng ăn gì

Lời giải đáp dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi? có tự khỏi không?

Ẩn