Mẹo chăm sóc bệnh á sừng vào mùa đông
Vào mùa đông, độ ẩm không khí thấp, thời tiết trở nên hanh khô càng khiến cho bệnh á sừng trở nên tồi tệ. Vùng da của người bị á sừng có thể bị nứt toác, chảy máu và gây đau đớn, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt và lao động. Những chia sẻ sau đây sẽ giúp bệnh nhân bị á sừng hạn chế phần nào diễn tiến nghiêm trọng của căn bệnh này khi mùa đông đến.
Anh Duy Cường (Ninh Bình) bị bệnh á sừng hơn 1 năm nay. Mặc dù kiên trì chữa trị uống thuốc và bôi thuốc thường xuyên nhưng vào mùa đông, ảnh vẫn bị á sừng tái phát, da bong tróc da thành từng vẩy gây ngứa da, khó chịu. Trong những hôm nhiệt độ xuống thấp, tay chân anh bị nứt toác, đau rát, nhiều khi rớm máu khiến anh không cầm nắm được gì. Dù cố thoa kem, bôi thuốc nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. “Nhìn tay chân thấy phát khiếp, phải mang găng tay và tất thường xuyên chứ không dám để ra” – anh Cường cho biết.
Theo BS Nguyễn Thành, nguyên Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, á sừng cùng với một số căn bệnh như ngoài da có vẩy khác thường có xu hướng nghiêm trọng khi thời tiết chuyển lạnh. Khi nhiệt độ và độ ẩm xuống thấp, làn da bị mất nước và chất hữu cơ khiến da bị co rúm, khô xơ, nứt nẻ, mất độ đàn hồi. Người bị á sừng thường dễ bị bong tróc da, nứt nẻ và rớm máu, gây đau đớn và gặp khó khăn khi sinh hoạt.
TÌM HIỂU THÊM:
Mẹo chăm sóc bệnh á sừng vào mùa đông
Bệnh á sừng không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt. Để điều trị bệnh đạt kết quả tốt, bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa da liễu thăm khám và lên phác đồ điều trị thích hợp bằng các thuốc bôi bạt sừng như Acid salycilic hoăc thuốc bôi chứa steroid để giảm viêm như Fucicort, Gentrizone,…
Bên cạnh đó, để chăm sóc bệnh á sừng vào mùa đông, người bệnh cần chú những vấn đề sau đây:
- Tuyệt đối không tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa, các loại xà phòng để hạn chế trôi mất lớp lipit trên da.
- Khi rửa bát, giặt quần áo, lau nhà, chà rửa nhà vệ sinh thì nên bao 1 lớp găng tay túi bóng rồi đến một lớp găng tay cao su mới bắt tay vào thực hiện.
- Hạn chế rửa tay nếu không cần thiết. Khi rửa tay không dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh để tránh bị bong da hoặc tê buốt da.
- Khi nấu ăn, nên đeo găng tay bảo vệ để tránh tiếp xúc với các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, dầu mỡ…
- Đeo găng tay và tất chân để bảo vệ vùng da bị á sừng.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm da thường xuyên trong ngày, nên thoa kem dưỡng từ 3-4 lần ở vùng da bị á sừng giúp hạn chế tình trạng bong tróc và khô nứt nẻ da. Dùng dầu olive thoa lên tay chân để dưỡng da mềm mại.
- Uống nhiều nước để chống khô da. Đồng thời, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin C và E như các loại đậu, giá đỗ, rau ngót, rau bí, đậu bắp, bắp cải, cà chua, cam, quýt, bưởi, đu đủ, chuối… để tăng cường độ ẩm cho da và sức đề kháng của cơ thể.
Bài thuốc ngâm tay chân cho người bị á sừng:
- Bài thuốc 1: Đem 10 – 15g xuyên tiêu sắc với nước để ngâm tay chân 2 lần/ngày. Sau khi ngâm thì lau khô da rồi thoa kem dưỡng ẩm.
- Bài thuốc 2: Dùng đại hoàng, đào nhân và quế chi với liều lượng bằng nhau đem đun sôi với nước lấy dịch đắp hoặc ngâm vào vùng da bị tổn thương á sừng. Áp dụng liên tục 1 tuần sẽ giúp da mềm mại, giảm bong tróc nứt nẻ.
Cập nhật lúc 10:10 - 03/10/2021
cho e hỏi e bị bệnh á sừng gần 8 năm rồi mặc dù cũng đã uống thuốc kết hợp với bôi thuốc một thời gian nhưng nó chỉ đỡ một thời gian rồi bệnh lại trở lại như cũ .Mà hiện giờ e đang là nhân viên văn phòng ngồi nhiều giờ trong phòng có điều hòa thì da chân lại trở nên khô hơn .vậy cho e hỏi có cách nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh được không ạ
em bị á sừng từ nhỏ, cũng dùng nhiều loại thuốc nhưng vô tác dụng. mong mọi người chỉ giùm em