Mẹo dân gian chữa bệnh tổ đĩa bằng lá trầu không

Lá trầu không là một trong những nguyên liệu tự nhiên có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để cải thiện tình trạng tổ đỉa ngoài da, bạn cũng có thể lựa chọn loại nguyên liệu này để cải thiện tình trạng tổ đỉa một cách tự nhiên. Dưới đây là mẹo dân gian chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không để giúp bạn tham khảo và hiểu thêm về phương pháp này.

chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không thực hiện như thế nào

Phó Chủ tịch Hội Đông Y Ba Đình (Hà Nội) Bùi Hồng Minh cho biết lá trầu không và nhiều nguyên liệu tự nhiên khác dùng trong điều trị bệnh tổ đỉa theo dân gian đều là những dược liệu có nhiều lợi ích trong việc sát khuẩn ngoài da. Tuy có tác dụng chậm hơn các loại thuốc điều trị chuyên biệt nhưng lá trầu không cũng có nhiều lợi ích như hiệu quả tự nhiên, ít tác dụng phụ. Hiểu rõ về các tác dụng của lá trầu không và áp dụng cách chữa đúng cách để sớm cải thiện tình trạng sức khỏe này.

Lá trầu không và những lợi ích đối với sức khỏe

Lá trầu không (tên khoa học là Piper betle) được xem là một trong những loại cây phổ biến ở những khu vực có nền nhiệt tương đối cao, nóng ẩm. Nhiều quốc gia như Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Malaysia, Việt Nam,… là những khu vực có loại cây này sinh sống với nhiều chủng loại trầu. Loại trầu không ở Việt Nam là loại trầu mỡ và loại trầu quế, khá dễ trồng, phù hợp với nhiều khu vực, lá trầu có đặc điểm to bản. Cây trầu không thường sử dụng phần lá, phần rễ để thu hái và sử dụng quanh năm, đa số sử dụng tươi.

Y học hiện đại phát hiện ra lá trầu không có một loạt các thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe, bao gồm:

  • Các hoạt chất Eugenol, carvacrol, chavicol, allycatechol, cineol, chavibetol có trong tinh dầu của lá trầu không. Lượng tinh dầu có trong lá trầu không tương đối nhiều, chứa khoảng 2,4% tinh dầu.
  • Các thành phần khác như thiamin (vitamin B1), riboflavin (vitamin B2), vitamin C, các loại acid amin.
  • Các loại acid hữu cơ, điển hình là Piper betle.
  • Những thành phần đường, caroten, cadinen, caryophyllen và một số thành phần khác.

Trong Y học cổ truyền, lá trầu không có thể được sử dụng để cải thiện cảm giác khó chịu ngoài da do một số bệnh như tổ đỉa, các chứng ngứa ngáy, dị ứng và một số vấn đề khác về sức khỏe khác.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không

Để cải thiện tình trạng bệnh tổ đỉa bằng là trầu không, bạn có thể sử dụng lá trầu không kết hợp với phèn chua, kết hợp với muối biển, kết hợp với rau răm. Những cách này đều tương đối đơn giản, có thể áp dụng tại nhà. Bạn có thể tham khảo để thực hiện theo những hướng dẫn dưới đây:

1. Sử dụng lá trầu không với phèn chua

Đây là cách phù hợp với những bệnh nhân có tổ đỉa rải rác ở một số khu vực trên tay, chân. Sử dụng phối hợp lá trầu không và phèn chua giúp bạn rửa sạch những vùng da này, giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ngoài da.

Với cách này bạn cần có khoảng 2 cục phèn chua cùng với khoảng 20 lá trầu không. Bạn cho lá trầu không rửa sạch với nước, để ráo sau đó vò cho nát. Cho khoảng 1 lít nước vào nồi sau đó cho lá trầu không vào cùng với lượng nước vừa đủ, đun cho sôi lên. Khi nước đã sôi thì bạn thả phèn chua vào nồi tiếp tục đun cho đến khi phèn tan hết. Sau đó bạn tắt bếp và đổ lá trầu không ra chậu nhỏ sạch để sử dụng.

Để nước nguội bớt rồi dùng phần nước này để giúp ngâm rửa vùng da bị bệnh tổ đỉa. Có thể kết hợp dùng lá trầu không chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổ đỉa. Sau khi thực hiện cách này, bạn có thể để cho da khô tự nhiên sau đó sử dụng khăn sạch để lau khô vùng da bị tổ đỉa. Mỗi tuần bạn có thể thực hiện cách này trong thời gian khoảng 2 – 3 lần để giúp giảm bớt các triệu chứng không mong muốn của bệnh tổ đỉa.

cách sử dụng lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa
Có nhiều cách sử dụng lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa như kết hợp với rau răm, muối hoặc phèn chua

2. Kết hợp lá trầu không và muối biển để chữa tổ đỉa

Tương tự như sự kết hợp của lá trầu không và phèn chua, kết hợp lá trầu không với muối biển cũng là giải pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng thương tổn ngoài da do tổ đỉa gây ra. Phương pháp này có ưu điểm là ngăn ngừa tình trạng tổ đỉa lan rộng cũng như sử dụng kéo dài sau khi điều trị khỏi để ngăn ngừa bệnh tổ đỉa tái phát trên da.

Đối với cách này, bạn cần có khoảng 3 muỗng muối tinh khiết, khoảng từ 15 – 20 lá trầu không. Cho lá trầu không vào chậu nước rửa sạch sau đó giã nát rồi thêm muối vào. Đun lá trầu không sôi lên cho thật kỹ rồi để cho nguội bớt. Sử dụng phần nước này để ngâm rửa vùng da đang bị tổ đỉa. Tương tự như cách trên, bạn cũng có thể ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa với nước lá trầu không, muối biển khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần.

3. Sử dụng rau răm kết hợp với lá trầu không

Rau răm cũng là một trong những nguyên liệu tự nhiên có tính kháng khuẩn mạnh. Chính vì thế việc kết hợp rau răm cùng với nguyên liệu lá trầu không có thể giúp bạn đạt được hiệu quả tích cực khi chăm sóc vùng da bị tổ đỉa.

Với cách này, bạn cần có khoảng 15 – 20 lá trầu không tươi cùng với khoảng 25 – 30 cây rau răm kèm theo một chút muối. Bạn cần rửa sạch cả hai loại nguyên liệu này sau đó để ráo nước trước khi sử dụng. Bạn vò nát cả hai loại lá này sau đó cho vào nồi đun sôi với khoảng 2 – 3 lít nước. Khi nước gần sôi thì bạn cho vào một chút muối rồi tắt lửa. Để cho nước nấu bớt nóng thì bạn sử dụng nước để ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa rồi rửa lại với nước mát. Bạn có thể thực hiện cách này khoảng vài lần trong tuần, nhất là những khi bị ngứa.

Với 3 phương pháp trên đây, bạn có thể dễ dàng sử dụng lá trầu không để cải thiện những khó chịu trên bề mặt da do bệnh tổ đỉa chỉ với nguyên liệu là lá trầu không. Hi vọng với những hướng dẫn hữu ích này, bạn sẽ sớm lấy lại sức khỏe cho làn da của mình.

Một số vấn đề bạn cần biết về bệnh tổ đỉa

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:11 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn