Nhận biết triệu chứng bệnh vảy phấn đỏ nang lông
Nhận biết triệu chứng bệnh vảy phấn đỏ nang lông. Bệnh vảy phấn đỏ nang lông là một trong những căn bệnh hiếm gặp. Cả nam và nữ giới đều có thể mắc bệnh này, đặc biệt đối với những người từ 51 đến 55 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đây là loại bệnh khiến cho vùng da bị đỏ và kèm theo có vảy. Vẩy phấn đỏ nang lông thường dễ bị nhầm lẫn với những bệnh da liễu khác nên cần biết rõ triệu chứng của bệnh này.
Nguyên nhân gây ra bệnh vẩy phấn đỏ nang lông chính là do di truyền (trội trên NST), rối loạn viatmin trong cơ thể, thiếu vitamin A. Có một số những triệu chứng nhận biết bệnh vẩy phấn đỏ nang lông bạn nên biết.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Nhận biết triệu chứng bệnh vảy phấn đỏ nang lông
1. Đối với da
Biểu hiện đầu tiên là trên đầu có những lớp vảy nhưng không có tổn thương ở lông. Các vùng tại hai bên cổ, chi (mặt duỗi), thân mình, mu ngón tay chân số 1, 2 là những nơi thường bị tổn thương.
Khi bệnh vảy phấn đỏ nang lông lan rộng ra, những tổn thương trên da tạo thành những kích thước khác nhau với nhiều mảng lớn nhỏ. Lúc ấy, da của người bệnh có phần hơi giống với da gà, sờ vào có cảm giác ghồ ghề như chạm vào bàn nạo.
Bởi lẽ, những sẩn hình chóp (màu nâu hay vàng), trên đỉnh có lông ở giữa nút sừng là biểu hiện của bệnh. Chúng gom lại thành những mảng rồi dần tróc vảy, lan ra làm các sẩn nang lông mờ đi rồi dần mất đi. Sau đó, vùng da bị tổn thương trở nên bong vảy và khô lại. Màu sắc của da biến thành đỏ đục và rất nhạy cảm với những thay đổi của nhiệt độ. Khi đó, những chỗ nhô lên của xương có dấu hiệu bị lở loét.
Những tổn thương trên cơ thể thường không tập trung tại một nơi mà đối xứng và phân bố khắp nơi trên cơ thể (có một ít vùng da lành bệnh).
2. Đối với móng
Thêm vào đó, phía dưới bàn chân và bàn tay của người bệnh có lớp sừng dày lê, lan ra những rìa xung quanh và khá cứng. Móng của người bệnh cũng đục hơn bình thường và dễ gãy.
3. Đối với niêm mạc
Niêm mạc của bệnh nhân có màu trắng thành từng mảng tại vùng má.
4. Đối với mắt
Người bị bệnh vẩy phấn đỏ nang lông còn có thể bị lộn mi.
Bên cạnh những dấu hiệu chung như trên, tùy theo các dạng lâm sáng khác nhau sẽ đi kèm những triệu chứng khác nhau:
Đối với người lớn, các nhà khoa học chia thành thể điển hình và không điển hình. Thể điển hình đối với người lớn có những triệu chứng sau: Đầu tiên, đầu bị đỏ, xuất hiện vảy mỏng ở phần trên thân mình. Sau đó, những tổn thương bắt đầu lan rộng ra sau một vài tuần kèm theo cảm giác khó chịu và ngứa. Thể điển hình ở người lớn thường kéo dài và tái phát nhiều lần, có thể nguy hiểm dẫn đến toàn thân da bị đỏ. Trong khi đó, thể không điển hình ở người lớn ít gặp hơn, chân lông bị sẫn ít, vảy bong ra trên da và cẳng chân.
Nếu như thể điển hình ở trẻ em (từ 5 đến 10 tuổi) thì thể không điển hình sẽ bị sau sinh hay từ một đến mười tuổi. Tuy nhiên, với dạng không điển hình, những thương tổn trên da trẻ không rõ ràng. Bên cạnh đó, thể khu trú ở trẻ em tạo thành những vất sẩn đỏ ở chân lông, ở đầu gối, khuỷa tay, thân mình, lòng bàn tay, bàn chân và tập trung thành mảng.
Đối với bệnh nhân bị HIV/AIDS, bệnh nhân có triệu chứng giống thể điển hình ở người lớn nhưng có thể đi kèm với trứng cá mạch lươn.
Cập nhật lúc 10:04 - 03/10/2021
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!