Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng: Điều trị càng sớm càng tốt
Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng thường là do bệnh lý ngoài da gây nên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng một số trường hợp nó cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý bên trong, do đó tốt nhất là người bệnh hãy thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng
Bị nổi mẩn đỏ và ngứa ở lưng bắt nguồn bởi khá nhiều nguyên nhân, điều này ảnh hưởng khá lớn đến công tác điều trị dứt điểm bệnh lý cho nên việc tìm ra căn nguyên của bệnh là vô cùng quan trọng. Mẩn ngứa ở lưng có thể là do:
- Viêm lỗ chân lông ở lưng có biểu hiện phổ biến nhất là bị nổi mụn ngứa ở lưng. Bệnh lý này thường là do rối loạn tuyến dầu hoặc vệ sinh không sạch sẽ khiến lỗ chân lông bị bịt kín, vi khuẩn tích tụ,…
- Viêm da dị ứng thường là do tiếp xúc với những hóa chất dễ gây kích ứng như sữa tắm, phấn hoa, quần áo, khói bụi,…Biểu hiện của viêm da dị ứng là những nốt mẩn đỏ ngứa xuất hiện khắp cơ thể, trong đó có vùng lưng.
- Mề đay làm xuất hiện những nốt hoặc mảng mẩn ngứa ở lưng, tay chân hoặc lan rộng khắp cơ thể. Có khá nhiều nguyên nhân gây nên mề đay, mề đay cấp tính thường tự khỏi trong khoảng 24 giờ trong khi mề đay mãn tính kéo dài hơn 6 tuần hay mề đay phù mạch gây biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
- Sự thay đổi thời tiết, môi trường có thể gây nên kích ứng da mà biểu hiện là bị nổi mẩn ngứa ở lưng.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh, thuốc Bleomycin, Morphin,..nốt mẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy này xuất hiện trên khắp cơ thể, có thể gây ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng khác.
- Vệ sinh da không sạch sẽ hoặc sử dụng một số loại sữa tắm, kem dưỡng chứa hóa chất gây kích ứng cũng làm xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da lưng.
- Vùng da lưng bị khô có thể là nguyên nhân bị nổi mẩn ngứa ở lưng mà nhiều người ít nước.
- Suy giảm chức năng gan nên các chất độc không thể đào thải ra khỏi cơ thể, chất độc tích tụ là nguyên nhân gây nên những nốt mẩn đỏ ngứa ở lưng.
- Ngoài ra, một số bệnh da liễu như viêm da dầu, viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, lupus ban đỏ,…có triệu chứng là các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da lưng.
Cách chữa nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng
Khi phát hiện nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng, bạn nên khắc phục bằng một số biện pháp sau đây.
1. Chế độ sinh hoạt khoa học
Điều đầu tiên cần làm là bạn hãy lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt cá nhân để như sau:
- Hạn chế sử dụng sữa tắm, mỹ phẩm chăm sóc vùng da lưng hay nước hoa.
- Giữ cho da luôn sạch sẽ, vệ sinh và tắm rửa với nước ấm vừa phải, không nên dùng nước nóng vì có thể làm khô da.
- Tuyệt đối không được gãi, cào vì đây có thể là nguyên nhân khiến tình trạng mẩn ngứa ở lưng thêm tồi tệ, đồng thời còn khiến da bị tổn thương.
- Giặt sạch những vật dụng cá nhân thường tiếp xúc với lưng như chăn, ga trải giường, khăn,..nên phơi dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc.
- Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây ra dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,…
- Sử dụng quần áo có chất liệu thoáng mát, rộng rãi, thấm hút tốt và không nên mặc quần áo len trong thời gian bị bệnh.
- Dùng kem dưỡng da sau khi tắm giúp da luôn được giữ ẩm, tránh bị khô.
2. Chế độ ăn uống hợp lý
Khi bị nổi mẩn ngứa ở lưng, người bệnh cần lưu ý đến chế độ ăn uống. Việc bổ sung thực phẩm đúng sẽ làm giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu còn ngược lại, ăn những thực phẩm gây kích ứng sẽ làm mẩn ngứa ở lưng thêm tồi tệ nên bạn phải hết sức lưu ý.
Dưới đây là một số món ăn tốt mà người bị nổi mẩn ngứa ở lưng nên ăn trong thời gian phát bệnh:
- Mướp đắng: rửa sạch 30g mướp đắng rồi đem đi nấu chín với muối, ăn cả bã và nước.
- Cháo đậu xanh, bách hợp: rửa sạch rồi nấu 30g đậu xanh với 30g bách hợp để ăn trong ngày.
- Canh rau muống và rau sam: rửa sạch 30g rau muống, 30g rau sam rồi đem đi luộc, lấy nước uống mỗi ngày.
- Cháo sinh ý dĩ nhân, bột mã thầy: Nghiền nhuyễn 30g sinh ý dĩ nhân và bột mã thầy rồi nấu thành cháo ăn mỗi ngày.
- Nước vỏ bí xanh: sắc 30g vỏ bí xanh, 30g xích đậu để lấy nước uống mỗi ngày.
Bên cạnh đó hãy hạn chế những thực phẩm có tính cay nóng, kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá hay những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng,..
3. Thuốc chữa mẩn ngứa ở lưng
Trong trường hợp không đáp ứng các giải pháp trên, tình trạng không được cải thiện thì người bệnh nên lựa chọn thăm khám và điều trị với bác sĩ có chuyên môn. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ và thuốc phù hợp để chữa trị theo từng nguyên nhân gây bệnh.
Trong đó có một số loại thuốc thường được sử dụng như:
- Thuốc bôi ngoài da như defluprednat, betamethason valerate, flucortolon, desonnid, cortebios, flucinar, mentol 1%,…có công dụng ức chế sự hình thành mẩn đỏ, giảm ngứa da tại chỗ.
- Thuốc kháng histamin thường được dùng là acrivastin (semprex), promethazin hydroclorid (phenergan hay dimedrol), cetirizin hydroclorid (zyrtec), oratadin (clarytin),…giúp ức chế sự giải phóng histamin – nguyên nhân gây mẩn ngứa ở lưng.
- Thuốc chống nhiễm khuẩn như azithromycin, erythromycine, amoxilin,…
Các loại thuốc liệt kê trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không nên tự ý mua sử dụng bởi thuốc tây thường gây ra các tác dụng phụ.
Nếu tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng đáp ứng tốt những phương pháp điều trị thì bạn không cần quá lo lắng, tiếp tục áp dụng để khỏi hoàn toàn. Trong trường hợp phát hiện bệnh lý không thuyên giảm hoặc tiến triển thì nên thăm khám và điều trị với bác sĩ có chuyên môn.
→ Có thể bạn quan tâm:
XEM THÊM
Cập nhật lúc 11:40 - 16/03/2019
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!