Phân biệt bệnh phù mạch và mề đay
Có nhiều người không thể phân biệt bệnh phù mạch và mề đay nên dễ gây nhầm lẫn, nhiều khi chủ quan mình chỉ bị mề đay nhưng thật ra là bị cả chứng phù mạch. Vậy, làm sao để phân biệt được 2 căn bệnh này, cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Bệnh mề đay là gì?
Mề đay là một dạng bệnh lý trên da có biểu hiện là những nốt phát ban đỏ trên da, ngứa ngáy và đau rát. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh mề đay thì thông thường tự khỏi sau 24 tiếng, không để lại biến chứng và sẹo trên da nếu người bệnh không gãi.
Bệnh phù mạch là bệnh như thế nào?
Phù mạch hay còn gọi là phù quincke, đây là một dạng bệnh có những biểu hiện tương tự với bệnh mề đay nên thường hay bị nhầm lẫn. Phù mạch là tình trạng niêm mạc và mô cơ dưới da bị sưng lên, tình trạng viêm da sâu hơn so với mề đay. Thông thường, 40% bệnh nhân bị phù mạch sẽ đi kèm với bệnh mề đay, 40% bị mề đay và phù mạch khác thời điểm, 20% chỉ bị phù mạch mà không bị mề đay trong suốt cuộc đời. Nếu khi bị mề đay mà kèm cả phù mạch thì bệnh tình sẽ phức tạp, khó chữa trị hơn nhiều.
Phân biệt bệnh phù mạch và mề đay
1. Mề đay
Mề đay cấp tính
Mề đay cấp tính là dạng mề đay hay gặp ở trẻ em. Thông thường bệnh sẽ kéo dài không quá 6 tuần và sẽ khỏi hẳn không để lại sẹo trên da.
Mề đay mạn tính
Đây là một dạng bệnh mề đay hay gặp ở những ngừi lớn tuổi, tỷ lện nữ mắc nhiều hơn nam, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mề đay mạn tính rất phức tạp và khó xác định.
2. Phù mạch
Tình trạng phù mạch khá giống mề đay cấp và mạn tính nhưng cần chú ý, khi hiện tượng mề đay kèm theo triệu chứng sưng viêm, khó thở và đau đường ruột, bệnh lâu khỏi thì có khả năng bạn đã mắc thêm chứng phù mạch. Khi bệnh đã nghiêm trọng khiến bệnh nhân khó thở thì không nên tự điều trị tại nhà mà cần đến bệnh viên để kiểm tra và điều trị theo ý kiến bác sĩ.
Điều trị bệnh mề đay và phù mạch như thế nào là hợp lý?
Thông thường khi bị mề đay và phù mạch sẽ điều trị bằng thuốc kháng histamine, methol 1% để giảm ngứa ngáy. Khi bệnh nhân bị mề đay và phù mạch mà có xuất hiện sốc phản vệ thì nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất để cấp cứu.
Cần làm gì để phòng tránh bệnh phù mạch và mề đay
– Không ăn những thức ăn khiến cơ thể sinh dị ứng. Các món ăn dễ dị ứng như hạt điều, trứng cá, tôm, cua,… thì nên cẩn thận khi ăn, Nếu thấy cơ thể xuất hiện biểu hiện khác thường thì đừng nên ăn chúng.
– Cẩn thận khi dùng các loại thuốc kháng sinh hay giảm đau để tránh bị nổi mề đay do dị ứng.
– Khi bị dị ứng thời tiết cũng dễ sinh phù mạch và nổi mề đay. Cẩn thận với những thứ dễ dị ứng như thời tiết thất thường, phấn hoa, lông chó, lông mèo,…
– Giữ vệ sinh thân thể và môi trường xung quanh sạch sẽ.
– Đi khám sức khỏe định kì 6 tháng/ 1 lần để tránh mắc phải các căn bệnh khác làm sức khỏe suy yếu. Khi cơ thể suy yếu sẽ dễ mắc các căn bệnh ngoài da.
BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM :
6 Cách trị nổi mề đay tại nhà hiệu quả nhất
Thường xuyên nổi mẩn ngứa vào buổi tối là bệnh gì
Hành trình chữa khỏi mề đay mẩn ngứa bằng bài thuốc dòng họ Đỗ Minh
Cập nhật lúc 10:03 - 03/10/2021
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!