Thực hư việc dùng phèn chua chữa á sừng

Chào bác sĩ! Cho em hỏi thực hư việc dùng phèn chua chữa sá sừng có hiệu quả không ạ? Em bị bệnh á sừng khá lâu, thường dùng một số kem bôi ngoài da để điều trị. Tuy nhiên,  đến nay vẫn chưa khỏi bệnh. Em có lên mạng đọc và có thấy một số chia sẻ về cách chữa bệnh á sừng bằng phèn chua. Không biết phèn chua có tác dụng chữa bệnh như người ta nói hay không? Mong bác sĩ có thể tư vấn giúp em ạ! Cám ơn bác sĩ!

thuc-hu-dung-phen-chua-chua-a-sung1

Dùng phèn chua chữa á sừng có được không?

Chào em! Á sừng là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay. Là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng. Bệnh không nguy hại đến sức khỏe nhưng lại gây nhiều phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày. Được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ dần ổn định. Tuy nhiên, nếu không tránh được các yếu tố nguy cơ, bệnh sẽ nhanh chóng tái phát và tình trạng bong tróc da ngày càng nặng nề hơn.

Khi bị bệnh á sừng ngoài việc điều trị bằng thuốc tây thì dân gian thường áp dụng một số loại nguyên liệu tự nhiên để chữa bệnh như: Tỏi, hành hoa, lá trầu không, lá lốt, phèn chua. Việc dùng phèn chua chữa bệnh á sừng là một cách làm cũng hay được sử dụng. Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao. Cách làm này chỉ có tác dụng giúp bệnh đỡ ngứa ngáy, thuyên giảm một phần nào đó chứ không có tác dụng chữa dứt điểm bệnh.

Có thể bạn quan tâm >> Bị á sừng ở bàn tay bàn chân phải làm sao? 

Cách chữa bệnh á sừng bằng phèn chua

  • Nguyên liệu: Củ riềng tươi, phèn chua
  • Cách làm: Củ riềng rửa sạch, thái mỏng, giã nhỏ thêm phèn chua và nước nóng vào. Sau đó trộn đều, ta có hỗn hợp phèn chua và gừng. Để nước vừa ấm cho tay vào ngâm khoảng gần 1h đồng hồ là được. Cách làm này bạn nên thực hiện liên tục và kiên trì sẽ giúp bệnh á sừng thuyên giảm cơn đau và ngứa da.

thuc-hu-dung-phen-chua-chua-a-sung2

Lưu ý khi ngâm tay vào phèn chua có thể khiến tay bạn rất ngứa và nổi mụn do phèn ăn tay. Tuy nhiên, bạn không nên gãi nhiều mà nên ngâm tay vào nước muối pha loãng.

Như chúng tôi đã nói, phèn chua chỉ có tác dụng giúp bệnh á sừng thuyên giảm chút ít và không có tác dụng trị bệnh triệt để. Chính vì vậy, khi mắc bệnh á sừng bạn nên đến bệnh viện để khám và được các bác sĩ tư vấn cách chữa bệnh hiệu quả hơn.

Bị bệnh á sừng cần tránh những thứ gì?

Á sừng là một căn bệnh khá nguy hiểm và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, ngoài việc chữa bệnh bạn nên phòng bệnh bằng một số cách sau đây:

thuc-hu-dung-phen-chua-chua-a-sung3

  • Hạn chế rửa chân tay nhiều với nước để tránh bong tróc da.
  • Nên uống nhiều nước và các loại nước ép trái cây tươi
  • Nên ăn nhiều rau xanh hàng ngày
  • Không nên tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại
  • Vào mùa đông da bị khô nên sử dụng kem dưỡng ẩm để phòng tróc da
  • Tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, nhộng tằm
  • Cắt ngắn móng tay, chân và giữ vệ sinh sạch sẽ

Bạn cần biết:

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:10 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn