Bài thuốc trị bệnh hắc lào hiệu quả ít ai biết

Để điều trị hắc lào, có thể lựa chọn nhiều giải pháp. Thường gặp nhất là các loại thuốc Tây trị nấm, diệt khuẩn. Ngoài ra còn có nhiều loại thuốc trị bệnh hắc lào từ dân gian với những nguyên liệu tự nhiên. Do nguồn nguyên liệu dễ kiếm, cách thực hiện đơn giản nên khá nhiều người lựa chọn các phương pháp này.

Trong tự nhiên có khá nhiều nguyên liệu tự nhiên có khả năng diệt nấm, làm sạch da. Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh hắc lào từ các nguyên liệu tự nhiên mà bạn có thể kham khảo và lựa chọn.

một số bài thuốc trị hắc lào ngoài da
Một số bài thuốc trị hắc lào ngoài da

Một số bài thuốc trị bệnh hắc lào bạn nên biết

1. Rau sam trị hắc lào

Rau sam (tên khoa học là Portulaca oleracea L.), là một trong những loại cây thân mọng nước, sống lâu năm. Loại cây này khá phổ biến ở một số nước châu Á. Loại rau này có vị hơi chua mặn. Nhiều hoạt chất được tìm thấy trong rau sam rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là một số thành phần như:

  • Một số loại acid béo, trong đó có Omega – 3.
  • Thành phần EPA.
  • Các loại vitamin như vitamin C và vitamin B.
  • Một số thành phần khác như carotenoit.
  • Các khoáng chất như canxi, magie, kali, sắt.

Những hoạt chất trong rau sam có tác dụng hỗ trợ giải độc cho cơ thể, kháng nấm và kháng khuẩn. Do đó loại rau này thường được dân gian sử dụng để trị một số bệnh gây nấm da như hắc lào hoặc lang ben.

Chuẩn bị:

  • Khoảng 1/2 kg rau sam tươi.
  • Khoảng 300 gram sáp ong.

Thực hiện:

  • Rửa sạch phần rau sam đã chuẩn bị sau đó xắt rau sam thành từng đoạn nhỏ.
  • Đem rau sam xay nhuyễn cùng với khoảng 100 ml nước.
  • Bạn chắt bỏ xác rau, gạn lấy phần nước cốt đã xay được.
  • Nấu rau sam đã xay nhuyễn chung với sáp ong cho đến khi các nguyên liệu này cô lại. Chú ý để lửa nhỏ khi thực hiện để sáp ong cô lại thành cao, sau khi thực hiện xong thì để cho nguội bớt.
  • Phết cao rau sam đã thu được lên vùng da bị hắc lào sau đó để khô tự nhiên một lúc rồi rửa lại với nước. Thực hiện cách này khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng hắc lào, nấm da.
dùng rau sam trị hắc lào
Dùng rau sam trị hắc lào

2. Dùng giấm táo trị hắc lào

Giấm táo (apple cider vinegar) là một trong những loại dấm sản xuất từ táo tươi tinh chế. Công dụng chính của giấm táo là giúp giảm cân, làm đẹp, cải thiện một số vấn đề tiêu hóa và các bệnh ngoài da. Thành phần của giấm táo chứa nhiều acid, bao gồm:

  • Acid acetic (CH3COOH) khoảng 4 – 8% tổng thành phần.
  • Nước và một số thành phần khác.

Do có thành phần acid nên giấm táo có tác dụng khá tốt trong điều trị một số bệnh ngoài da do nấm như bệnh hắc lào. Đồng thời, tác dụng kháng khuẩn của giấm táo cũng giúp làm sạch da rất tốt.

Chuẩn bị:

  • Giấm táo khoảng 1 muỗng cà phê.
  • Nước 1 cốc khoảng 50 – 70 ml.
  • Bông gòn hoặc tăm bông sạch.

Thực hiện:

  • Hòa giấm táo vào nước cho loãng, khuấy đều.
  • Lấy bông gòn hoặc tăm bông thấm hỗn hợp dung dịch sau đó thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị hắc lào.
  • Thực hiện cách này khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng ngứa da do hắc lào gây ra.
chữa hắc lào bằng giấm táo
Giấm táo chữa bệnh hắc lào

3. Sử dụng tỏi tươi trị hắc lào

Tỏi (tên khoa học Allium sativum), đây là một trong những loại thực vật thuộc họ hành. Tỏi khá dễ trồng nên phổ biến ở nhiều nước châu Á. Có thể sử dụng tỏi để làm thực phẩm, làm gia vị trong nhiều món ăn. Tỏi có nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn như hợp chất allicin. Do đó tỏi tươi hoặc dầu tỏi thường được sử dụng để loại bỏ tình trạng ngứa ngáy, nấm ngoài da do hắc lào gây ra.

Chuẩn bị:

  • Tỏi tươi khoảng 1 – 3 tép.

Thực hiện:

  • Tỏi tươi đem giã hơi dập, đến khi nghe có mùi hơi nồng là được.
  • Đem phần tỏi đã giả dập chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị hắc lào.
  • Có thể thực hiện cách này từ 3 – 5 lần mỗi ngày, kéo dài khoảng 1 tuần.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể dùng dầu tỏi ép sẵn để bôi lên da trị hắc lào.

*Lưu ý: người bị hắc lào có da nhạy cảm không nên áp dụng cách này vì có thể bị kích ứng.

chữa hắc lào bằng tỏi tươi
Sử dụng tỏi tươi chữa hắc lào

Một số lưu ý khi bị hắc lào

  • Hắc lào là bệnh dễ lây nên cần chú ý phòng tránh. Bệnh nhân bị mề đay cần dùng riêng các loại đồ dùng sinh hoạt, vật dụng cá nhân.
  • Vệ sinh quần áo, vật dụng cá nhân thường xuyên để diệt nấm, chú ý phơi quần áo dưới nắng to.
  • Chú ý vệ sinh cơ thể, vệ sinh da thường xuyên mỗi ngày để làm giảm tình hắc lào, nấm da.
  • Kiêng các loại thực phẩm dễ gây ngứa, dị ứng da, các loại thực phẩm mà bệnh nhân đã từng bị dị ứng trước đây.
  • Hạn chế hoạt động nặng khi bị hắc lào để tránh mồ hôi gây ngứa da. Chú ý thay quần áo thường xuyên mỗi khi ra mồ hôi.

Với một số bài thuốc trị hắc lào từ phương pháp tự nhiên, bạn có thể tham khảo và áp dụng phương pháp phù hợp nhất với mình. Trong những trường hợp nấm da do hắc lào nặng, lan rộng, bạn nên thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp hơn để cải thiện tình trạng da. Chúc bạn sớm loại bỏ được căn bệnh ngoài da khó chịu này.

Hiểu thêm về bệnh hắc lào

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:11 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn