Trẻ bị hắc lào phải làm sao? [Kiến thức dành cho bố mẹ]

Hắc lào là bệnh ngoài da dễ mắc và dễ lây, có thể gặp phải ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên khi trẻ bị hắc lào thường gặp phải nhiều khó chịu hơn so với người lớn. Vậy trẻ bị hắc lào phải làm sao? Dưới đây là một số vấn đề mà phụ huynh cần biết.

trẻ bị hắc lào phải làm sao
Trẻ bị hắc lào phải làm sao?

Vì sao trẻ nhỏ bị hắc lào?

Hắc lào là bệnh lý ngoài da có liên quan đến vi nấm, thường gặp nhất là một số chủng nấm như epidermophyton, trychophyton, microsporum. Cả 3 chủng nấm này đều thuộc nhóm nấm da có tên gọi dermatophytes.

Trẻ nhỏ bị hắc lào có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như:

1. Yếu tố vệ sinh

Vệ sinh da là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng xấu đến da, gây ra nhiều bệnh lý ngoài da. Trong đó không loại trừ bệnh hắc lào và một số dạng nấm da khác. Ở một số trẻ, việc vệ sinh da chưa tốt, da của bé dễ bị xâm nhập bởi các loại vi nấm, vi khuẩn từ bên ngoài. Bản thân các bé cũng chưa có ý thức để tự bảo vệ và chăm sóc da.

2. Cơ địa của trẻ

Ngoài yếu tố vệ sinh, cơ địa cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến các bệnh ngoài da, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như nấm da, hắc lào. Ở trẻ nhỏ, da thường yếu, hệ miễn dịch, sức đề kháng chưa hoàn thiện nên khả năng bị các vi nấm, vi khuẩn xâm nhập là rất cao. Đặc biệt, ở những trẻ có da nhạy cảm, nguy cơ bị hắc lào do nhiễm vi nấm cũng sẽ cao hơn.

3. Do các tiếp xúc trong sinh hoạt

Hắc lào là một trong những bệnh ngoài da dễ mắc cũng như dễ lây. Những tiếp xúc trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ nhỏ cũng được xem là một trong những con đường dẫn đến lây nhiễm bệnh hắc lào.

Những trẻ có tiếp xúc với các môi trường bất lợi như nước bẩn, đất bẩn, những nơi ẩm thấp,… thường có nguy cơ bị hắc lào cao hơn những trẻ khác. Ngoài ra, nếu như trẻ có tiếp xúc trực tiếp với người bị hắc lào cũng có thể lây nhiễm nấm trực tiếp từ người bệnh.

thăm khám sớm khi bé bị hắc lào
Bố mẹ cần chú ý thăm khám sớm khi bé bị hắc lào

Trẻ bị hắc lào phải làm sao?

Đối với những trẻ bị hắc lào, các thương tổn có thể xuất hiện rải rác ở một số vị trí như vùng bẹn, trên tay, chân, rải rác ở vùng bụng,… Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng rất ngứa ngáy. Nếu như chăm sóc không tốt còn có thể để lại các vết thâm, vết sẹo do gãi. Khi thấy trẻ bị hắc lào, phụ huynh cần xử trí theo các bước sau:

1. Thăm khám và điều trị sớm

Hắc lào là bệnh do vi nấm nên càng để lâu, vi nấm càng sinh sản mạnh và lan rộng. Tốt nhất, khi phát hiện hắc lào, bố mẹ nên đưa trẻ đến các bệnh viện có chuyên khoa Da liễu, các Trung tâm Y tế,… Tại đây các y bác sĩ có thể khám, đánh giá tình trạng nhiễm nấm và chỉ định bôi loại thuốc phù hợp nhất.

Đa số các thuốc trị hắc lào hiện nay là thuốc bôi có hoạt chất chống nấm, kèm theo một số dung dịch khác có tác dụng hỗ trợ điều trị. Bố mẹ cũng cần nhớ không dùng thuốc bôi một cách tùy tiện, bừa bãi. Sử dụng thuốc bôi không đúng cách, lạm dụng có thể gây một số tác dụng phụ.

2. Chú ý các vấn đề về vệ sinh

Khi trẻ bị hắc lào, bố mẹ cần chú ý vệ sinh thân thể cũng như vệ sinh nơi ở để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé. Tốt nhất nên tắm cho bé bằng nước ấm để làm sạch da, tránh vi nấm sinh sôi và phát triển. Lựa chọn các loại sản phẩm vệ sinh da dịu nhẹ, phù hợp với bé. Tránh các loại sản phẩm có tính tẩy mạnh.

Bố mẹ cũng đường quên vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ cho nơi ở được sạch sẽ, khô ráo, tránh ẩm mốc phát sinh làm ảnh hưởng đến da bé. Về lâu dài, trẻ cần được hướng dẫn cách tự vệ sinh da để hình thành thói quen tốt, giúp phòng bệnh trong tương lai.

3. Cách ly trẻ

Trẻ bị hắc lào có thể lây cho những người xung quanh, do đó tạm thời bố mẹ cần tránh để bé tiếp xúc trực tiếp với người khác. Ngoài những người chăm sóc bé thì những người xung quanh nên hạn chế tiếp xúc với bé. Trong trường hợp cần thiết, bố mẹ có thể cho bé nghỉ học vài ngày để chữa hắc lào.

4. Tránh để ra mồ hôi nhiều

Môi trường ẩm là điều kiện lý tưởng để hắc lào phát triển và lan rộng. Khi trẻ vận động, chạy nhảy, chơi đùa nhiều sẽ làm tăng tiết mồ hôi da. Những mảng hắc lào trên da sẽ ngứa và lan nhanh hơn khi có mồ hôi.

Bố mẹ cũng nên lựa chọn các loại trang phục mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt như cotton, hạn chế các trang phục nóng, bí hơi. Khi trẻ đổ mồ hôi nên thay quần áo ngay, tránh mặc quần áo ướt mồ hôi sẽ dễ sinh nấm.

Hắc lào không phải là bệnh nguy hiểm nhưng khá khó chịu khi mắc phải, nhất là ở trẻ nhỏ. Áp dụng tốt một số biện pháp chăm sóc và điều trị hắc lào có thể giúp cho bố mẹ tránh được những ảnh hưởng không mong muốn cho trẻ.

Một số thông tin bạn cần biết về bệnh hắc lào:

1/5 - (1 bình chọn)

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:12 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn